PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NGUYỄN TRÃI - THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG | 303 Đại Lộ Bình Dương

  • icon trang chủ phòng khám
  • PK ĐK NGUYỄN TRÃI - THỦ DẦU MỘT

    303 Đại Lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một

    (đối diện tòa nhà Becamex)

Cách vệ sinh cho phụ nữ mắc bệnh viêm niệu đạo

Ngày đăng : 08-06-2017

 

      Theo thống kê, phần đông phụ nữ mắc bệnh viêm niệu đạo là do vệ sinh vùng kín sai cách tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây nên bệnh... Điều đó cho thấy được tầm quan trọng của việc vệ sinh đúng cách trong điều trị cũng như phòng tránh bệnh viêm niệu đạo. trong khuôn khổ bài viết dưới đây, các bác sĩ chuyên bệnh phụ khoa phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một sẽ chia sẻ nguyên nhân gây viêm niệu đạo và đặc biệt là cách vệ sinh cho phụ nữ mắc bệnh viêm niệu đạo để giúp chị em có thể điều trị bệnh đạt được kết quả như mong đợi.

 

tránh mắc phải bệnh viêm niệu đạo

Nên sử dụng các loại giấy vệ sinh đảm bảo chất lượng để tránh

mắc phải bệnh viêm niệu đạo

 

 

Nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới

 

      Bệnh viêm niệu đạo hay viêm đường tiết niệu hiện nay đang có xu hướng xảy ra nhiều ở nữ giới và có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào với biểu hiện đặc trưng bao gồm tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt.

 

      Nguyên nhân chủ yếu khiến niệu đạo chị em dễ bị viêm đó là cấu tạo tự nhiên của cơ quan sinh dục. Nữ giới có niệu đạo khá ngắn, rộng hơn so với đàn ông nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập. Mặc khác, lỗ niệu đạo lại nằm rất gần âm đạo, hậu môn nên rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi nấm tấn công và gây ra viêm nhiễm.

 

      Những phụ nữ mắc bệnh viêm niệu đạo hoặc các bệnh phụ khoa thường là do việc vệ sinh vùng kín chưa đúng cách. Đặc biệt trong các thời điểm cơ thể nhạy cảm với vi khuẩn như hành kinh, mang thai hoặc khi quan hệ tình dục. Máu kinh là môi trường rất thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, nếu trong thời kì kinh nguyệt, chị em không vệ sinh sạch sẽ vùng kín sẽ làm gia tăng lượng vi khuẩn có hại tại bộ phận này.

 

      Trong thời kì mang thai, tử cung của phụ nữ sẽ to ra, dồn áp lực lên bàng quang và niệu đạo gây ra hiện tượng nước tiểu chảy chậm và tích tụ nước, tình trạng này vô tình đã tạo cơ hội tốt để cho vi khuẩn xâm nhập. Hoặc trong quá trình quan hệ tình dục, vi khuẩn từ niệu đạo trước rất dễ đi vào niệu đạo sau và bàng quang rồi sinh sôi và gây viêm đường tiết niệu ở nữ giới.

 

 

Cách vệ sinh cho phụ nữ mắc bệnh viêm niệu đạo

 

 

      Để giúp chị em có thể điều trị bệnh đạt được kết quả như mong đợi, sau đây, chúng tôi xin nêu ra một số cách vệ sinh cho phụ nữ mắc bệnh viêm niệu đạo để chị em tiện tham khảo:

 

 Vệ sinh âm hộ và hậu môn hàng ngày, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào lỗ niệu đạo rồi sau đó lau khô bằng khăn bông hoặc giấy vệ sinh đảm bảo chất lượng. 

 

 Rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh: Theo kết quả một khảo sát y tế thì bàn tay có chứa lượng lớn vi khuẩn gây bệnh như Chlamydia và Mycolasma, hai loại này dễ xâm nhập và gây viêm niệu đạo.

 

 Lựa chọn dung dịch vệ sinh vùng kín và băng vệ sinh phù hợp, đúng cách: phụ nữ mắc viêm niệu đạo cần mua những sản phẩm chính hãng, có tính sát khuẩn nhẹ nhàng để tránh gây kích thích vùng kín và niệu đạo và nên lưu ý đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

 

 Ngâm vùng kín vào nước muối ấm (0.9%) từ 2-3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 15-20 phút để vệ sinh niệu đạo, làm giảm tình trạng sưng cũng như làm dịu đi cảm giác đau rát khó chịu ở bộ phận này.

 

 

Xem thêm: Địa chỉ hỗ trợ chữa viêm niệu đạo ở nữ giới hiệu quả

 

 

Chị em nên tuân thủ phát đồ điều trị của bác sĩ

Chị em nên tuân thủ phát đồ điều trị của bác sĩ để bệnh

tình chóng khỏi 

 

 

      Hy vọng với những chia sẻ về cách vệ sinh cho phụ nữ mắc bệnh viêm niệu đạo của chúng tôi sẽ giúp chị em và bạn đọc có thêm được những kiến thức bổ ích. Nếu cần được giải đáp về các vấn đề liên quan, xin bạn vui lòng nhấp chuột chọn [Tư vấn bệnh Viêm niệu đạo MIỄN PHÍ] hoặc gọi điện đến số: 0908 522 700 để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp.

 

Chia sẻ trên:

MÔI TRƯỜNG PHÒNG KHÁM HIỆN ĐẠI TIÊN TIẾN