PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NGUYỄN TRÃI - THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG | 303 Đại Lộ Bình Dương

  • icon trang chủ phòng khám
  • PK ĐK NGUYỄN TRÃI - THỦ DẦU MỘT

    303 Đại Lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một

    (đối diện tòa nhà Becamex)

Sùi mào gà ở nữ có dấu hiệu gì, có cách nào điều trị không?

Ngày đăng : 26-06-2024

Sùi mào gà một trong top 3 bệnh xã hội nguy hiểm hiện nay. Bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh chóng khi quan hệ tình dục, sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh,... Vậy khi mắc sùi mào gà ở nữ có những dấu hiệu gì? Có cách nào điều trị triệt để không? Để nắm chính xác những thông tin về bệnh hãy cùng theo dõi qua bài chia sẻ sau đây.

 

Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ

Sùi mào gà hay còn gọi là mụn cóc sinh dục là bệnh lây truyền qua đường tình dục, do Virus Human Papilloma (HPV) gây ra. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ, nhưng phụ nữ thường gặp nhiều hơn.

Sùi mào gà rất dễ lây nhiễm, bệnh có thời gian ủ khá lâu thường là từ 2 - 9 tháng sau đó mới dần xuất hiện các dấu hiệu. Vì vậy, các chị em không nên bỏ qua các dấu hiệu sùi mào gà ban đầu.

Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ giới giai đoạn đầu

Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ giới giai đoạn đầu rất khó nhận biết, vì các triệu chứng thường nhẹ và không rõ ràng. Đôi khi còn dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

►► Ở giai đoạn đầu sùi mào gà thường xuất hiện ở dạng những nốt mụn, nốt u nhú nhỏ li ti, mềm, có màu hồng nhạt hoặc trắng, kích thước chỉ từ 1-3mm.

►► Hầu như các nốt mụn này không gây ngứa, không gây đau, không chảy máu hay tiết dịch.

►► Các nốt mụn thường mọc riêng lẻ, có chân hoặc có cuống nhú. 

Hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu ở nữ

Hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu ở nữ

Hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu ở nữ

Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ giai đoạn cuối

Sùi mào gà ở nữ giai đoạn cuối là giai đoạn bệnh đã tiến triển nặng nề, các nốt sùi phát triển mạnh, lan rộng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

►► Các nốt sùi có xu hướng tăng sinh về kích thước và số lượng, chúng liên kết với nhau thành đám trông như hoa súp lơ hay hoa mào gà. 

►► Các nốt sùi sần sùi, có chứa dịch mủ, kèm theo mùi hôi khó chịu, gây ngứa ngáy và lở loét khi mụn vỡ.

►► Khi quan hệ tình dục, các nốt mụn sùi có thể vỡ, gây chảy máu, nhiễm trùng và tổn thương. Nốt mụn có thể lan rộng sang các vùng da xung quanh khác.

►► Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, thể trạng suy nhược. Đặc biệt khi sùi mào gà phát triển quá nhanh làm tắt nghẽn niệu đạo, gây tiểu đau, tiểu ra máu,...

Hình ảnh sùi mào gà ở nữ giới giai đoạn cuối

Hình ảnh sùi mào gà ở nữ giới giai đoạn cuối

Hình ảnh sùi mào gà ở nữ giới giai đoạn cuối

Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ ở miệng

Thông thường sùi mào gà thường xuất hiện tại vùng âm hộ, âm đạo, hậu môn, tử cung,... những vị trí có tiếp xúc với virus HPV. Tuy nhiên, bệnh vẫn có khả năng lây nhiễm sang các vị trí khác như mắt, miệng, họng. 

Tình trạng này thường gặp ở những người có quan hệ tình dục bằng miệng, qua hôn môi. Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ ở miệng khá giống với các vị trí khác. Tuy nhiên, thường dễ bị nhầm với các bệnh lý nhiệt miệng. 

Hình ảnh sùi mào gà ở miệng:

Hình ảnh sùi mào gà ở miệng

Hình ảnh sùi mào gà ở miệng

Nguyên nhân sùi mào gà ở nữ

Nguyên nhân sùi mào gà ở nữ giới thường là do quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HPV. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây bằng các con đường khác như:

►► Từ mẹ sang con: Dễ khiến trẻ bị đa bướu gai đường hô hấp, mụn cóc cổ họng do lây truyền từ mẹ trong quá trình sinh nở (thường là sinh nở bằng cách tự nhiên).

►► Lây từ vết thương hở hoặc truyền máu: Nếu vô tình chạm phải vết xước, vết thương trên da hoặc truyền máu của người nhiễm bệnh thì khả năng bạn bị nhiễm sùi mào gà xảy ra rất cao.

►► Dùng chung đồ dùng cá nhân: Khả năng này cũng có thể xảy ra, nếu như bạn sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo, bàn chải đánh răng, dao cạo,... với người nhiễm bệnh. Tuy nhiên khả năng xảy ra rất thấp.

Cách trị sùi mào gà ở nữ

Sùi mào gà là bệnh tình dục có khả năng lây nhiễm cao, tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương nặng nhẹ, vị trí nốt sùi mà các bác sĩ sẽ đưa ra cách trị sùi mào gà ở nữ giới phù hợp.

Có thể tham khảo một số cách điều trị sau đây: 

1. Sử dụng thuốc trị sùi mào gà ở vùng kín nữ:

Một số loại thuốc giúp điều trị sùi mào gà thường sử dụng gồm có thuốc bôi lên da (Imiquimod, Podophyllin và podofilox, Sinecatechin, Axit tricloaxetic,...), thuốc uống.

Thuốc thường được sử dụng cho trường hợp nhẹ, nốt sùi nhỏ.

 

2. Cách trị sùi mào gà ở nữ tại nhà:

Các cách trị sùi mào gà tại nhà thường được lựa chọn gồm có lá trầu, trà xanh, chanh, rau diếp cá, giấm táo, tỏi,... Tuy nhiên, cách này chỉ có tác dụng tạm thời, thường áp dụng đối với trường hợp nhẹ, bệnh chưa có biến chứng.

 

3. Phẫu thuật:

Thường áp dụng đối với trường hợp sùi mào gà phát triển lớn, người bệnh được chỉ định thực hiện. Các phương pháp này gồm có: áp lạnh bằng nitơ lỏng, đốt điện, đốt laser, phẫu thuật cắt bỏ sùi mào gà,... 

Phương pháp chữa khỏi bệnh sùi mào gà ở nữ

Phương pháp chữa khỏi bệnh sùi mào gà ở nữ

=>Lưu ý: Sùi mào gà là là bệnh do virus gây ra nên không thể loại bỏ hoàn toàn, cần phải điều trị đúng cách. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, để tránh gặp kích ứng, bệnh kháng thuốc, lan nhanh và gây ra các biến chứng ngoài ý muốn.

Chi phí điều trị sùi mào gà ở nữ

Các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám Đa khoa Thủ Dầu Một cho biết, chi phí điều trị sùi mào gà ở nữ thường tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

►► Mức độ bệnh nặng hay nhẹ.

►► Vị trí nổi mụn sùi.

►► Cơ địa của từng người.

►► Cách điều trị hiệu quả.

►► Địa chỉ thực hiện khám và chữa trị bệnh.

Do đó, để biết chắc chắn khoản chi phí này, bạn nên đến trực tiếp cơ sở y khoa để thăm khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện thăm khám sớm, việc điều trị sớm ngoài giúp cho bệnh không lây nhiễm đến các vị trí khác, bảo vệ người xung quanh mà còn giúp cho quá trình điều trị đạt được kết quả cao nhất, không gây biến chứng và tái phát về sau.

Một số câu hỏi thường gặp

1. Phân biệt gai sinh dục và sùi mào gà ở nữ:

Bạn có thể phân biệt gai sinh dục và sùi mào gà ở nữ thông qua các đặc điểm sau đây:

Đặc điểm

Gai sinh dục

Sùi mào gà ở nữ

Nguyên nhân

Do sự phát triển quá mức của các tế bào gai ở da

Do virus HPV gây ra

Triệu chứng

- Nốt sần: Nhỏ, li ti, màu trắng hoặc da gà. Mọc rải rác hoặc tập trung thành từng mảng. Bề mặt nốt sần nhẵn mịn.

- Nốt sần: Mềm, u nhú, màu hồng hoặc trắng ngà. Mọc riêng lẻ hoặc thành cụm, có hình dạng như súp lơ, mào gà, hoặc gai nhọn. Bề mặt nốt sần có thể nhẵn mịn hoặc sần sùi.

- Ít hoặc không ngứa rát.

- Có thể ngứa rát nhẹ.

- Không có dịch tiết bất thường.

- Có thể ra nhiều dịch âm đạo bất thường, có mùi hôi.

- Ít hoặc không đau rát.

- Có thể đau rát khi đi tiểu, quan hệ tình dục, khi đi lại.

Biến chứng

Ít hoặc không có biến chứng.

Có thể dẫn đến nhiễm trùng, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn.

Lây truyền

Không lây truyền.

Lây truyền qua quan hệ tình dục, tiếp xúc trực tiếp với da bị nhiễm bệnh hoặc từ mẹ sang con.

Cách điều trị

Thường không cần điều trị. - Có thể sử dụng các biện pháp như đốt điện, laser, bôi thuốc,...

Cần điều trị bằng thuốc, đốt điện, laser,...

Lưu ý*:

- Bảng so sánh trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để chẩn đoán chính xác, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

- Việc tự ý điều trị gai sinh dục hoặc sùi mào gà tại nhà có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. 

 

2. Sùi mào gà ở nữ có ngứa không?

Sùi mào gà ở nữ có thể ngứa, nhưng không phải trường hợp nào cũng vậy. Mức độ ngứa và thời điểm ngứa có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào:

✜ Giai đoạn bệnh: Ở giai đoạn đầu, nốt sùi thường nhỏ và ít gây ngứa. Khi nốt sùi phát triển lớn hơn và lan rộng, ngứa có thể trở nên rõ rệt hơn.

✜ Vị trí nốt sùi: Nốt sùi ở những vùng da nhạy cảm như âm đạo, môi lớn, môi bé có thể gây ngứa nhiều hơn so với nốt sùi ở những vùng da khác.

✜ Cơ địa của người bệnh: Một số người có thể nhạy cảm với virus HPV hơn và dễ bị ngứa hơn.

Nếu bạn bị sùi mào gà và cảm thấy ngứa, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

 

3. Sùi mào gà ở nữ ủ bệnh bao lâu?

Sùi mào gà ở nữ ủ bệnh thường giao động từ 2-9 tháng, trung bình là 3 tháng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thời gian ủ bệnh có thể ngắn hơn hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào:

Sức khỏe hệ miễn dịch.

Chủng virus HPV.

Cách thức lây truyền.

Số lượng virus xâm nhập.

Trong giai đoạn ủ bệnh, sùi mào gà ở nữ giới thường không có triệu chứng rõ ràng. Do đó, người bệnh có thể không biết mình đã bị nhiễm virus HPV và có thể vô tình lây truyền cho người khác. 

 

4. Bệnh sùi mào gà ở nữ có chữa được không?

Bệnh sùi mào gà ở nữ không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể điều trị hiệu quả để loại bỏ virus HPV khỏi cơ thể và ngăn ngừa biến chứng. Các phương pháp hiệu quả như: đốt điện, laser, thuốc bôi, phẫu thuật,... tùy vào từng mức độ bệnh mà sẽ có cách điều trị cụ thể. 

Tuy nhiên, lời khuyên dành cho bạn là cần đi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị sớm và đúng cách ngoài giúp loại bỏ triệt để virus HPV, còn giúp giảm khả năng tái phát của bệnh về sau. 

Hiện nay để chữa khỏi bệnh sùi mào gà, bạn có thể tìm đến Phòng khám Đa khoa Thủ Dầu Một (số 303, Đại Lộ Bình Dương, P.Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một). Đây là một trong những địa chỉ chữa sùi mào gà uy tín, đã điều trị dứt điểm cho nhiều trường hợp. Bạn có thể liên hệ đến số 0908 522 700 (Zalo) để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Phòng khám điều trị sùi mào gà

Đa khoa Thủ Dầu Một phòng khám điều trị sùi mào gà hiệu quả

 

5. Sùi mào gà ở nữ mọc ở đâu?

Sùi mào gà ở nữ có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở bộ phận sinh dục, bao gồm: âm đạo (môi lớn, môi bé, cổ tử cung,...), hậu môn, bẹn, đùi, miệng, mắt, cổ, họng, tay, chân,... thường là những vị trí có tiếp xúc với virus HPV.

 

6. Sùi mào gà ở nữ có nguy hiểm không?

Có, sùi mào gà ở nữ có nguy hiểm. Bệnh không điều trị sớm rất dễ gây ra biến chứng:

Lây nhiễm nhanh sang các vị trí khác như tay, chân, mắt, miệng,...

Gây mặc cảm, tự ti, bị xa lánh trong xã hội.

Nguy cơ ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn,....

Gây vô sinh, làm giảm khả năng thụ thai.

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý.

Lây nhiễm sang cho người thân.

Gây tổn thương cho thai nhi, đặc biệt là trẻ sơ sinh, làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai,...

Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tình dục khác như lậu, giang mai, HIV,...

 

7. Bệnh sùi mào gà ở nữ có lây không?

Có, bệnh sùi mào gà ở nữ có khả năng lây nhiễm cao, thông qua quan hệ tình dục, tiếp xúc trực tiếp với da bị nhiễm bệnh hoặc từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc sinh nở. 

Nguy cơ lây truyền sùi mào gà ở nữ có thể tăng cao đối với:

Người có nhiều bạn tình.

Người có quan hệ tình dục không an toàn.

Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia,...

Hệ miễn dịch yếu.

 

Tuy nhiên, không phải tất cả những người tiếp xúc với virus HPV đều bị sùi mào gà. Hệ miễn dịch của một số người có thể tiêu diệt virus trước khi nó gây ra bệnh. Nhưng không được chủ quan, nếu bạn nghĩ rằng mình có thể bị sùi mào gà hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức. Điều trị kịp thời có thể giúp loại bỏ virus HPV, ngăn ngừa biến chứng và giảm nguy cơ lây truyền cho người khác.

 

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh sùi mào gà ở nữ giới, hy vọng bạn có thể nắm rõ và có cách điều trị phù hợp nhất. Nếu bạn đang nghi ngờ mắc bệnh hoặc cần được bác sĩ tư vấn có thể liên hệ trực tiếp về Phòng khám Đa khoa Thủ Dầu Một qua số Hotline: 0908 522 700 (Zalo) hoặc nhấn vào MỤC CHAT TƯ VẤN sẽ được hỗ trợ miễn phí, nhanh chóng.

 

 Tư vấn miễn phí ngay, hỏi đáp trực tiếp với bác sĩ không quá 3s

 

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THỦ DẦU MỘT

+ Địa chỉ: số 303, Đại Lộ Bình Dương, P.Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một

+ Số Hotline tư vấn miễn phí: 0908 522 700 (Zalo)

+ Làm việc từ 8h - 20h tất cả các ngày trong tuần.

Chia sẻ trên:

MÔI TRƯỜNG PHÒNG KHÁM HIỆN ĐẠI TIÊN TIẾN