PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NGUYỄN TRÃI - THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG | 303 Đại Lộ Bình Dương

  • icon trang chủ phòng khám
  • PK ĐK NGUYỄN TRÃI - THỦ DẦU MỘT

    303 Đại Lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một

    (đối diện tòa nhà Becamex)

4 cách trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà

Ngày đăng : 05-08-2023

Sùi mào gà một trong những bệnh xã hội gây nhiều biến chứng cho người mắc bệnh. Bệnh không chỉ bị ở vùng kín mà còn có thể lây sang mắt, lưỡi, miệng, bẹn,... những nơi ẩm ướt khiến virus phát triển. Vậy có cách điều trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà hiệu quả không? Theo dõi bài viết để biết chi tiết nhé.

Sùi mào gà ở lưỡi, miệng là gì?

Sùi mào gà ở lưỡi, miệng là là tình trạng nổi lên các nốt mụn thịt nhỏ hoặc có hình dạng gần giống mào gà hoặc súp lơ ở bên trong trong khoang miệng, lưỡi, môi, cổ họng,... của người bệnh. Bệnh sùi mào gà ở lưỡi, miệng đa số do virus HPV gây ra, chúng tấn công vào các vết loét hở trong khoang miệng thông qua con đường quan hệ tình dục, đặc biệt là quan hệ bằng miệng. Căn bệnh này thường bị nhầm lẫn với nhiệt miệng và viêm họng.


Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở lưỡi và miệng

Sùi mào gà ở lưỡi và miệng thường do virus Human papilloma (HPV) gây ra khi quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là quan hệ bằng miệng. Nếu quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ như bao cao su thì virus HPV của người bệnh dễ dàng xâm nhập và bám vào các vết lở loét trong khoang miệng, gây ra sùi mào gà ở lưỡi, miệng. 

Ngoài ra, những tiếp xúc trực tiếp bằng miệng như hôn môi với người mắc bệnh sùi mào gà cũng là nguyên nhân khiến virus HPV lây truyền từ miệng, lưỡi của người này sang người khác. 

Dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng,... với người mắc bệnh sùi mào gà, tuy tỷ lệ mắc bệnh rất thấp nhưng cũng nên cẩn thận không được chủ quan.

Thói quen hút thuốc lá thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm virus HPV dẫn đến mắc bệnh sùi mào gà.

Những triệu chứng điển hình của sùi mào gà ở lưỡi

Triệu chứng điển hình của bệnh sùi mào gà ở lưỡi là xuất hiện các nốt sùi ở vùng lưỡi. Tuy nhiên, bệnh nhân khó thấy khi chúng mọc ở lưỡi và vòm họng. Các nốt sùi thường có màu trắng hoặc hồng, sần sùi hoặc lồi lõm, đôi khi có màu đỏ khi mọc trên lưỡi và vòm họng. 

Người bệnh cảm thấy khá khó chịu, hoang mang, ngứa ngáy khiến việc ăn uống không còn cảm giác ngon miệng, đặc biệt gây đau rát khi ăn, uống nước. Ở mỗi bệnh nhân, các nốt sùi này có thể mọc đơn lẻ hoặc mọc thành từng mảng, hình dạng gần giống mào gà hoặc hoa súp lơ nhỏ. Khi người bệnh sờ vào có thể bị chảy mủ. Người bệnh thường nhầm lẫn giữa bệnh sùi mào gà ở lưỡi và nhiệt miệng thông thường. Do đó thường khó phát hiện bệnh, khi phát hiện bệnh thì bệnh đã tiến triển nặng.

Biến chứng khi mắc sùi mào gà ở lưỡi, miệng

Bệnh sùi mào gà ở lưỡi, miệng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người mắc bệnh và những người xung quanh như:

Ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý: Sùi mào gà ở lưỡi, miệng khiến người mắc bệnh tự ti, ngại giao tiếp, không thích hoặc ngại chia sẻ khiến cuộc sống trở nên căng thẳng, áp lực, stress.

Gây mất thẩm mỹ: Khi mụn cóc lan rộng ra lưỡi, môi và miệng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nếu nặng sẽ gây hôi miệng. Rất có thể sẽ để lại sẹo sau khi điều trị.

Ăn uống khó khăn: Các nốt sùi mào gà dễ trầy xước, gây chảy mủ, chảy máu, khó chịu khi nhai và nuốt khiến người bệnh không ăn uống được gây sút cân, mệt mỏi, sức khỏe kém.

Ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân gia đình: Bệnh sùi mào gà ở lưỡi, miệng làm giảm chất lượng đời sống tình dục và ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân gia đình. 

Viêm nhiễm, nhiễm trùng: Khi bệnh sùi mào gà ở lưỡi chuyển sang giai đoạn nặng sẽ hình thành các vết lở loét, gây viêm nhiễm dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm bệnh rất cao. 

Nguy cơ ung thư: Virus HPV gây mụn cóc ở lưỡi, miệng và họng là nguyên nhân dẫn đến ung thư vòm họng. Tại Hoa Kỳ, HPV được coi là nguyên nhân của 70% trường hợp ung thư vòm họng.

4 cách trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà

4 cách trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà

4 cách trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà

Trước tiên bạn hãy hiểu một điều rằng các phương pháp trị tại nhà thường không mang tính chất điều trị, nó có thể hỗ trợ giảm triệu chứng. Chính vì vậy sẽ có người cảm thấy hiệu quả và có người không thấy gì cả. Nếu bạn mới bị hoặc nhẹ thì bạn có thể tham khảo 4 các trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà, còn nếu tình trạng của bạn quá nặng bạn nên đi khám để bác sĩ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

1. Chữa sùi mào gà bằng nghệ vàng

Theo y học hiện đại, nghệ vàng có chứa hoạt chất curcumin, một chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, kháng virus, chống oxy hóa và làm lành vết thương. Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng tiêu diệt virus và ngăn chặn sự tái phát của bệnh. Bạn có thể tham khảo các cách dùng như sau:

Trộn bột nghệ vàng với dầu ô liu để tạo thành hỗn hợp sền sệt, đắp trực tiếp lên nốt mụn rồi dùng gạc sạch băng lại. 

Trong trường hợp không có tinh bột nghệ, có thể dùng nghệ tươi giã nhỏ đắp lên vết thương do virus gây ra. 

Thêm nghệ vào nhiều món ăn và sử dụng hàng ngày.

2. Chữa bệnh sùi mào gà bằng lá tía tô

Tía tô không chỉ là loại rau ăn kèm với các món ăn mà còn là một trong những bài thuốc trị nốt sùi được nhiều người biết đến. Vì trong loại lá này có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn rất tốt. Từ đó giúp ngăn chặn sự phát triển của virus, đồng thời làm giảm sự phát triển của u nhú, nốt sùi. Cách thực hiện như sau:

Dùng một nắm lá tía tô rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng, để ráo nước. 

Đem xay nhuyễn rồi dùng gạc sạch đắp lên nơi có nốt sùi.

Thực hiện liên tục khoảng 2 lần/ngày bạn sẽ nhận thấy hiệu quả.  

Ngoài ra, có thể bổ sung lá tía tô vào bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

3. Trị sùi mào gà bằng tỏi

Đây cũng là bài thuốc dân gian được lưu truyền từ xa xưa được nhiều người áp dụng kể cả đối với nốt sùi mào gà. Nguyên nhân là do trong tỏi có chứa allicin, một loại kháng sinh tự nhiên có tính sát khuẩn rất tốt, giúp tiêu diệt nhanh virus gây bệnh, đồng thời ngăn chặn sự lây lan của u nhú, mụn cóc trên niêm mạc da. Sử dụng tỏi để trị mụn cóc rất đơn giản, người bệnh có thể thực hiện theo một số cách sau: 

Thêm tỏi vào những món ăn bổ dưỡng, thơm ngon để hỗ trợ điều trị bệnh.

Nhai khoảng 3-4 tép tỏi sống hàng ngày.  

Giã nát tỏi đã lọc lấy nước cốt thoa lên vùng u nhú mỗi ngày. Lưu ý: Tránh lạm dụng vì dễ gây phồng rộp, bỏng rát.

4. Chữa sùi mào gà bằng nha đam

Trong các cách trị sùi mào gà thì không thể nói về nha đam. Vì nó là nguyên liệu làm đẹp rất nổi tiếng của chị em phụ nữ. Ngoài ra, lô hội còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và giúp hồi sinh nhanh chóng các tế bào bị tổn thương do virus gây ra. Người bệnh có thể lấy phần thịt của nha đam  chà xát trực tiếp lên các nốt sần, u nhú. Hoặc chế biến nha đam để sử dụng hàng ngày. 

Lưu ý: Nhìn chung các phương pháp dân gian đều mang tính truyền miệng, hiệu quả thấp, chưa có nghiên cứu hay khoa học nào khẳng định. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử những cách trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà, nhưng nếu thực hiện 1-2 tháng mà thấy không thuyên giảm thì bạn nên đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín. Điều trị sùi mào bằng các phương pháp của y học hiện đại sẽ giúp bạn tránh để bệnh tiến triển nặng, gây phức tạp cho việc điều trị và dẫn đến những vấn đề đáng tiếc cho sức khỏe.

Các phương điều trị sùi mào gà ở lưỡi khác

Vùng quanh miệng luôn ẩm ướt nên nếu bị sùi mào gà ở lưỡi thường khó điều trị hơn những vùng bị sùi mào gà khác. Việc phát hiện sớm bệnh là rất cần thiết để chẩn đoán và điều trị nhanh chóng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành ung thư vòm họng. Tùy vào triệu chứng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất, mục tiêu là loại bỏ virus và tránh những ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số phương pháp chữa bệnh sùi mào gà ở miệng, lưỡi phổ biến như:

Thuốc kháng sinh uống và tiêm được sử dụng để chống lại virus HPV. Điều trị bằng laser hoặc áp lạnh truyền thống. Tuy nhiên, phương pháp này có thể để lại sẹo xấu xí. 

Điều trị bằng phương pháp ALA-PDT, sử dụng ánh sáng huỳnh quang để tạo phản ứng oxy hoạt tính tác động lên cục u đồng thời khống chế sự phát triển của virus HPV. Phương pháp này rất an toàn, không ảnh hưởng đến môi trường đảm bảo hiệu quả và giúp ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Phòng tránh bệnh sùi mào gà ở lưỡi, miệng

Sùi mào gà ở miệng và lưỡi tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, người bệnh phải chủ động phòng tránh căn bệnh này:

Nên quan hệ tình dục an toàn, hạn chế quan hệ bằng miệng. 

Không dùng chung vật dụng cá nhân (như khăn tắm, cốc, bàn chải đánh răng…) với người khác.

Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối thường xuyên. 

Xây dựng lối sống lành mạnh như tập thể dục thể thao, chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng các chất kích thích, thuốc lá và rượu bia. 

Bổ sung thực phẩm chức năng để nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể. Tiêm vắc xin HPV ở độ tuổi 12-26 tuổi. 

Khám bệnh định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện bệnh kịp thời.

Phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một là nơi hội tụ các y bác sĩ đã từng công tác tại các bệnh lớn, nên có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chữa trị các bệnh nam khoa, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bên cạnh đó Phòng khám còn đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại, giúp điều trị nhanh chóng, hiệu quả và an toàn cho người bệnh. Phòng khám có đội ngũ tư vấn sức khỏe online miễn phí cho phụ nữ và nam giới với tiêu chí tận tâm, nhiệt tình, chu đáo sẽ thường xuyên cập nhật các phương pháp điều trị hiện đại, các gói khám ưu đãi, phù hợp với từng kinh tế, mang lại sự thỏa mãn cũng như hiệu quả điều trị cao và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

➨ Mong là những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu về chủ đề 4 cách trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà. Nếu bạn có thắc mắc gì đừng ngần ngại chia sẻ với chúng tôi qua khung chat ở kế bên hoặc gọi số hotline trên màn hình hoặc để lại số điện thoại của bạn để nhận được tư vấn miễn phí từ bác sĩ chuyên khoa.

 

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NGUYỄN TRÃI - THỦ DẦU MỘT

ĐỊA CHỈ: 303 Đại Lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một 

LỊCH LÀM VIỆC: Thứ 2 - CN từ 8h00 đến 20h00 

SỐ ĐIỆN THOẠI: 0908 522 700

 


CHÚ Ý:
Để tránh phát sinh chi phí gói cước điện thoại trong suốt quá trình tư vấn cho người bệnh.
- Người bệnh nên để lại TÊNSỐ ĐIỆN THOẠI vào khung chát, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn.
- Người bệnh nên chát với BÁC SĨ qua khung chát trực tuyến để không tốn chi phí điện thoại.
Chia sẻ trên:

MÔI TRƯỜNG PHÒNG KHÁM HIỆN ĐẠI TIÊN TIẾN