PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NGUYỄN TRÃI - THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG | 303 Đại Lộ Bình Dương

  • icon trang chủ phòng khám
  • PK ĐK NGUYỄN TRÃI - THỦ DẦU MỘT

    303 Đại Lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một

    (đối diện tòa nhà Becamex)

Bao lâu thì nên tháo ghim bao quy đầu?

Ngày đăng : 14-04-2023

Cắt bao quy đầu là phương pháp phổ biến dùng để điều trị một số bệnh lý ở đầu dương vật của nam giới. Hãy cùng tìm hiểu khi nào nên cắt bao quy đầu? Cách chăm sóc? Khi nào cần tháo ghim bao quy đầu?

Cắt bao quy đầu là gì?

Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu loại bỏ phần da thừa xung quanh bao quy đầu, giúp phần quy đầu có thể lộ hoàn toàn ra ngoài, nhằm phòng ngừa viêm nhiễm dương vật.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là hiện tượng sinh lý bình thường, cần tránh phương pháp không cần thiết. Do đó, khi hẹp bao quy đầu xảy ra ở người lớn và trẻ em, mà không gây ra các vấn đề nghiêm trọng có thể không cần phẫu thuật.

Khi nào cần cắt bao quy đầu?

Cắt bao quy đầu sẽ là biện pháp cuối cùng nếu đã thực hiện những biện pháp không tác động trực tiếp mà không đạt hiệu quả. Phương pháp thường áp dụng cho trẻ lớn, thành niên, chỉ áp dụng cho trẻ nhỏ nếu bị khó tiểu và viêm nhiễm nghiêm trọng. Những hiện tượng bệnh lý cần phẫu thuật:

  • Dài bao quy đầu: là tình trạng da bao quy dài quá mức, bao trùm toàn bộ không để lộ ra đầu dương vật kể cả trong trạng thái bình thường lẫn cương cứng và rất khó lột được lớp da bao quy đầu xuống một cách tự nhiên (đối với trẻ dậy thì).

  • Hẹp bao quy đầu: là tình trạng sinh lý bình thường và phổ biến ở trẻ sơ sinh. Vì thế, phụ huynh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, với trường hợp trẻ đã lớn mà bao quy đầu vẫn hẹp hoặc trường hợp trẻ nhỏ nhưng đi tiểu khó khăn và hay bị viêm nhiễm, hẹp bao quy đầu lại được xem là bệnh lý.

  • Nghẹt bao quy đầu: là tình trạng miệng bao quy đầu quá nhỏ hẹp, thậm chí là phần da bao quy đầu dính luôn với đầu dương vật, gây tắc nghẽn lưu thông máu tại phần quy đầu. Bệnh thường xuất hiện sau khi trẻ bị hẹp bao quy đầu nhưng được phụ huynh tự nong cho bé sai cách.

  • Viêm bao quy đầu: các trường hợp viêm bao quy đầu tái phát nhiều lần có thể được chỉ định cắt bao quy đầu, tránh tình trạng viêm nhiễm tiến triển nghiêm trọng.

Khi nào nên cắt bao quy đầu?

Khi nào nên cắt bao quy đầu?

Quy trình thực hiện cắt bao quy đầu

1. Sát trùng vùng cần điều trị

  • Toàn bộ dương vật của người bệnh được làm sạch bằng dung dịch sát khuẩn 

  • Bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau tĩnh mạch tại bao quy đầu để giảm cảm đau đớn khi cắt bao quy đầu.

2. Thực hiện thủ thuật

  • Bác sĩ định hình vết cắt bao quy đầu bằng cách sử dụng kìm y tế để tách vùng da bao quy đầu bị dính với dương vật và đánh dấu giới hạn điểm cần cắt bao quy đầu.

  • Sử dụng dao cắt cầm máu và những dụng cụ y tế khác để loại bỏ lớp da thừa tại bao quy đầu, cần cẩn trọng không gây tổn thương tới vùng khoái cảm.

  • Nhanh chóng thực hiện cầm máu, tránh để người bệnh bị mất quá nhiều máu trong quá trình tiểu phẫu.

  • Tiến hành khâu vết thương, vết cắt bao quy đầu được khâu lại bằng chỉ tự tiêu. Điều này giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, không để lại sẹo cho nam giới.

  • Dùng gạc y tế quấn quanh vết thương để cầm máu, bảo vệ vết khâu.

Chăm sóc vết thương sau khi cắt

Ngoài việc cơ địa bạn có nhanh lành hay không, yếu tố quan trọng hơn hết để vết thương mau lành cũng như giảm nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm thì bạn nên tự chủ động chăm sóc vết thương sau khi phẫu thuật, cần chú ý những điều sau:

  • Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết thương.

  • Không tự ý mua thuốc bôi lên vết thương khi không có kiến thức về thuốc cũng như chưa có chỉ định của bác sĩ.

  • Dùng nước sạch và các loại xà phòng để vệ sinh vùng kín đều đặn hàng ngày. Tuy nhiên tuyệt đối không sử dụng những loại xà phòng chứa các chất bào mòn da hoặc chứa nhiều hương liệu vì có thể gây kích ứng, thậm chí khiến vết thương bị nhiễm trùng.

  • Sau khi đi tắm hoặc vệ sinh thì nên thấm khô dương vật bằng khăn mềm, sạch, tuyệt đối không lau mạnh hoặc dùng khăn giấy, khăn mềm để lau vì vụn giấy có thể dính vào vết thương, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

  • Có thể dùng băng dán cố định dương vật vào phần đùi trên để hạn chế dương vật cọ xát qua lại với quần khi di chuyển, giúp giảm thiểu chảy máu, phù nề.

Những lưu ý sau khi cắt bao quy đầu

  • Sau khi cắt bao quy đầu phải luôn giữ vết thương khô ráo

  • Khi đi tiểu không được dính nước tiểu vào vết mổ, tốt nhất dùng bông để thấm khô đầu dương vật

  • Khi đi tắm nên đeo bao cao su để tránh làm dương vật bị ẩm ướt

  • Thay băng và dùng thuốc theo đúng lịch của bác sĩ

  • Các ghim ở bao quy đầu sẽ tự rụng sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày sau khi vết thương lành lại. Nếu ghim không rụng bạn nên đi khám lại để bác sĩ lấy ghim

  • Sau 5 ngày phẫu thuật không nên sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích

  • Nếu sau khi cắt bao quy đầu mà dương vật bị cương cứng bạn nên thực hiện các biện pháp làm dương vật xìu xuống như bóp mạnh thân dương vật, chườm đá để hạn chế chảy máu, căng da 

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

  • Không nên quan hệ tình dục quá sớm, tốt nhất đợi vết thương lành hẳn trong khoảng 1 tháng

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NGUYỄN TRÃI - THỦ DẦU MỘT

ĐỊA CHỈ: 303 Đại Lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một 

LỊCH LÀM VIỆC: Thứ 2 - CN từ 8h00 đến 20h00 

SỐ ĐIỆN THOẠI: 0908 522 700

CHÚ Ý:
Để tránh phát sinh chi phí gói cước điện thoại trong suốt quá trình tư vấn cho người bệnh.
- Người bệnh nên để lại TÊNSỐ ĐIỆN THOẠI vào khung chát, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn.
- Người bệnh nên chát với BÁC SĨ qua khung chát trực tuyến để không tốn chi phí điện thoại.
Chia sẻ trên:

MÔI TRƯỜNG PHÒNG KHÁM HIỆN ĐẠI TIÊN TIẾN