Bao nhiêu tuổi thì lột bao quy đầu?
Ngày đăng : 19-04-2023Hơn 90% các bé trai mới sinh đều bị hẹp quy bao đầu, nhưng đây là chuyện hết sức bình thường ở trẻ. Tuy nhiên có nhiều phụ huynh không biết điều đó mà tự lột bao quy đầu cho bé điều này ảnh hưởng nhiều đến sau này của bé. Vậy bao nhiêu tuổi thì lột bao quy đầu? Khi nào nên cắt bao quy đầu?
Bao nhiêu tuổi lột bao quy đầu?
Lột bao quy đầu là quá trình tự nhiên của các bé từ 5 tuổi trở đi, bao quy đầu sẽ dần tự tuột xuống để quá trình đi vệ sinh dễ dàng hơn. Đối với nam tuổi dậy thì trở lên thì việc này còn giúp hỗ trợ chức năng sinh lý, tăng khoái cảm trong quan hệ. Còn các bé dưới 5 tuổi thì quá trình này chưa xảy ra, tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng sẽ khó khăn trong việc đi vệ sinh.
Tuy nhiên vẫn có trường hợp đã qua tuổi dậy thì nhưng vẫn chưa lột bao quy đầu, thì có thể do một số nguyên nhân bệnh lý như hẹp hoặc dài bao quy đầu, thậm chí là nghẹt bao quy đầu, cần sự can thiệp của bệnh viện để điều trị kịp thời.
Bao nhiêu tuổi lột bao quy đầu?
Trường hợp nào nên cắt bao quy đầu cho trẻ?
-
Dài bao quy đầu: là tình trạng lớp da trùm kín toàn bộ dương vật, khó tuột xuống tự nhiên, dương vật không lộ ra ngoài kể cả khi bình thường hay khi cương cứng.
-
Hẹp bao quy đầu: là tình trạng phổ biến nhất, khiến trẻ đi tiểu khó khăn và rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm.
-
Nghẹt bao quy đầu: là tình trạng miệng bao quy đầu quá nhỏ hẹp, thậm chí là phần da bao quy đầu dính với đầu dương vật, gây tắc nghẽn lưu thông máu tại phần quy đầu. , thường xảy ra sau khi cha mẹ nong không đúng cách cho bé.
-> Những triệu chứng này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những bệnh nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải sau này như viêm dương vật, viêm niệu đạo, xuất tinh sớm hay thậm chí là ung thư dương vật.
Không nên cắt da quy đầu cho trẻ khi nào?
-
Trẻ dưới 1 tuổi
-
Chưa có chỉ định của bác sĩ
-
Bỏ qua các biện pháp điều trị không xâm lấn
-
Lỗ tiểu đóng thấp
-
Dương vật của trẻ bị dị dạng (vùi dương vật, cong dương vật, dương vật nhỏ…)
Trẻ em bao nhiêu tuổi thì nên cắt bao quy đầu?
Đây là câu hỏi có lẽ bậc phụ huynh nào cũng băn khoăn. Hãy để phòng khám giải đáp thắc mắc cho bạn
-
Đối với trẻ em sơ sinh thì chưa có dấu hiệu rõ là hẹp bao quy đầu hay không, nên tốt nhất là phòng tránh bệnh: luôn giữ vùng tã khô ráo, sạch sẽ, hạn chế tối đa tình trạng hăm tã, kích ứng da.
-
Đối với trẻ dưới 5 tuổi, nếu có dấu hiệu hẹp bao quy đầu như: khóc lớn khi đi vệ sinh (có thể do không đi được), rặn mạnh mới đi vệ sinh được (có thể do lỗ tiểu hẹp), tiểu đau, chảy máu,... thì nên đi khám bác sĩ để nong bao quy đầu tại bệnh viện hoặc thực hiện tại nhà với sự hướng dẫn của bác sĩ. Quá trình nong chủ yếu là làm giãn bao quy đầu giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn.
-
Sau khi nong bao quy đầu không hiệu quả hoặc bị dài bao quy đầu hoặc nghẹt bao quy đầu thì cần dùng phương pháp cắt bao quy đầu. Đây là một tiểu phẫu loại bỏ phần da thừa xung quanh bao quy đầu, giúp phần quy đầu có thể lộ hoàn toàn ra ngoài.
-
Theo các chuyên gia, độ tuổi lý tưởng để cắt là từ 7-8 tuổi, đây là độ tuổi dương vật của trẻ vẫn còn mềm, giúp tiểu phẫu dễ dàng mà ít ảnh hưởng đến sự phát triển của dương so với tuổi dậy thì (khoảng 11-18 tuổi).
Những lưu ý khi phụ huynh tự nong bao quy đầu cho bé
-
Cần vệ sinh thật sạch tay của mình và dương vật của bé
-
Không dùng lực quá mạnh, kéo quá nhanh vì có thể làm rách cơ nối bên trong, chảy máu, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
-
Kiên trì thực hiện trong thời gian dài đến khi nào đạt được hiệu quả, tránh nóng vội và bỏ dở giữa chừng.
-
Sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NGUYỄN TRÃI - THỦ DẦU MỘT
ĐỊA CHỈ: 303 Đại Lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một
LỊCH LÀM VIỆC: Thứ 2 - CN từ 8h00 đến 20h00
SỐ ĐIỆN THOẠI: 0908 522 700
- Người bệnh nên để lại TÊN và SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung chát, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn.
- Người bệnh nên chát với BÁC SĨ qua khung chát trực tuyến để không tốn chi phí điện thoại.