Các chỉ số xét nghiệm chẩn đoán suy thận
Ngày đăng : 22-06-2019Thận có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Chức năng chính của thận là lọc các chất thải và các chất dư thừa trong máu để đào thải ra ngoài bằng nước tiểu. Sự hoạt động quá mức của thận trong thời gian dài sẽ gây suy thận nguy hiểm tới sức khỏe.
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh suy thận thường không biểu hiện rõ rãng rất khó xác định vì vậy để chuẩn đoán chính xác diễn biến bệnh suy thận cần phải làm một số xét nghiệm sinh thiết. Từ các chỉ số xét nghiệm sẽ biết được tình trạng suy thận ra sao.
Có nhiều người chưa có nhiều hiểu biết về bệnh suy thận và ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm. Bài viết này sẽ cho bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh suy thận và cách đọc các chỉ số xét nghiêm suy thận ra sao.
Định nghĩa bệnh suy thận
Thận hoạt động liên tục cho quá trình lọc máu. Các chất thải ra từ tế bào trong quá trình biến dưỡng và các chất dư thừa đi qua thận đều sẽ được lọc và đào thải ra ngoài. Nhờ vậy mà các thành phần trong máu luôn được giữa ổn định, các chất điện giải luôn được giữ cân bằng.
Khi quá trình chuyển hóa trong cơ thể mất cân bằng, nồng độ các chất trong máu không ổn định, quá trình làm việc của thận luôn ở cường độ cao. Thời gian kéo dài sẽ làm cho thận suy yếu, các chức năng lọc máu giảm dần gây tích tụ chất độc trong máu do không được đào thải hết. Nghiêm trọng hơn sẽ gây hư thận hoàn toàn phải chạy thận nhân tạo để lọc máu.
Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra
Bệnh suy thận nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe:
- Sự lọc máu của thận suy giảm, lượng nước dư thừa không được thải ra ngoài gây tích nước dẫn đến phù ở tay và chân hoặc tích nước trong phổ gay phù phổ. Lượng nước dư thừa trong máu gây tăng huyết áp và ảnh hướng đến tim mạch
- Nồng độ kali trong máu tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động của tim de dọa tính mạng
- Xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương
- Giảm ham muốn tình dục hoặc bất lực do sự tiết hoormon của tuyến thượng thận bị ảnh hướng
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương làm mất tập trung hoặc gây co giật do trong máu chứa nhiều chất độc.
- Máu không được lọc sạch làm cho các tế bào miễn dịch suy yếu dễ bị vi trùng xâm nhập
- Nếu người đang mang thai bị suy thận, các chất độc hại trong máu sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Các chỉ số xét nghiệm chẩn đoán suy thận
1.Creatinin máu và nước tiểu:
Creatinin là chất thải ra trong quá trình vận động của cơ, chủ yếu từ creatinphosphat và creatin. Creatinin được cơ thải tra máu rồi được thận lọc để bài tiết ra nước tiểu.
Đối với người bình thường nồng độ creatinin sẽ là:
- Nồng độ creatinin trong máu: 55 – 110 àmol/l.
- Trong nước tiểu: 8 – 12 mmol/24h (8000 – 12000 àmol/l).
Trong xét nghiệm, người ta thường dùng độ thanh lọc creatinin để đánh giá chức năng lọc máu của thận. Độ thanh lọc clearance của một chất là số lượng huyết tương được thận lọc và đào thải hoàn toàn creatinin qua nước tiểu trong 1 phút.
Độ thanh lọc của creatinin được tính theo công thức: Ccre (ml/phút) = (U.V)/P. Trong đó:
- U: Nồng độ creatinin nước tiểu (àmol/l).
- P: Nồng độ creatinin huyết tương (àmol/l).
- V: Lượng nước tiểu trong một phút (ml/phút)
Người bình thường có độ thanh lọc của creatinin là 70 – 120 ml/phút.
2.Ure máu và nước tiểu:
Urê là chất thải ở gan trong quá trình chuyển hóa protit để tạo năng lượng. Việc xét nghiệm urê máu và nước tiểu giúp đánh giá chức năng lọc của cầu thận và khả năng tái hấp thu của ống thận. Tuy nhiên, kết quả này có thể bị sai lệch nếu ăn nhiều đạm trước khi xét nghiệm
Người bình thường sẽ có chỉ số ure là:
- Chỉ số urê máu: 3,6 – 6,6 mmol/l.
- Chỉ số urê nước tiểu : 250 – 500 mmol/24h.
3. Albumin:
Albumin là một trong hai thành phần chính của protein huyết thanh (albumin, globulin). Nếu nồng độ quá cao chứng tỏ quá trình lọc máu của thận đang bị ảnh hưởng
Kết quả albumin của người bình thường là:
- Albumin huyết thanh có khoảng 35 – 50 g/l.
- Protein HT = Albumin (55- 65%) + Globulin (35 – 45%). Globulin gồm: α1, α2 , β và γ- globulin.
4. Các chất điện giải (Na+, K+, Cl-, Ca TP hoặc Ca++)
Các chất điện giải luôn được giữa cân băng trong máu với số nồng độ nhất định. Các chất dư thừa sẽ được tận đào thải lượng dư ra ngoài. Vì vậy khi nồng độ các chất cao hơn mức bình thường chứng tỏ thận đang có vấn đề
Nồng độ điện giải trong máu của người bình thường:
- Na+ = 135 – 145 mmol/l.
- K+ = 3,5 – 5,5 mmol/l.
- Cl- = 95 – 105 mmol/l.
- Ca TP = 2,0 – 2,5 mmol/l.
- Ca++ = 1,0 – 1,3 mmol/l.
5. Protein toàn phần
Protein toàn phần huyết tương phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Bình thường, protein có khối lượng phân tử lớn không qua được màng lọc cầu thận, nước tiểu không có protein hay protein niệu (-). Tuy nhiên nếu màng lọc của thận bị hư hại, các protein có kích thước lớn vẫn đi qua được màng lọc để ra ngoài nước tiểu làm giảm protein huyết tương.
Chỉ số protein của người bình thường:
- Protein TP huyết tương: 60 – 80 g/l.
- Protein trong nước tiểu: 0 – 0,2 g/24h.
Các chỉ số xét nghiệm trên sẽ giúp chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh suy thận, từ đó có thể đua tra phương pháp điều trị hợp ký. Phát hiện sớm nguy cơ suy thận còn có tác dụng chủ động hơn trong ăn uống và sinh hoạt để giảm lượng chất thải trong máu tăng cao làm cho thận hoạt động mạnh từ đó giảm nguy cơ suy thận.
Mọi thông tin mà người bệnh muốn tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị tại phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách gọi điện đến hotline: 0908 522 700 hoặc nhấp vào >> khung chat << bên dưới để được tư vấn miễn phí nhé.
- Người bệnh nên để lại TÊN và SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung chát, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn.
- Người bệnh nên chát với BÁC SĨ qua khung chát trực tuyến để không tốn chi phí điện thoại.