Cách trị mụn nhọt ở hậu môn như thế nào?
Ngày đăng : 12-12-2017
Khi phát hiện mình bị nổi mụn nhọt quanh hậu môn, bạn không nên quá lo lắng vì những nguy hiểm của triệu chứng này. Tuy nhiên, bạn cần đến ngay các phòng khám uy tín để kiểm tra và điều trị, tránh để mụn nhọt xảy ra nhiễm trùng và làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nổi mụn nhọt ở hậu môn là như thế nào?
Vùng da quanh hậu môn có rất nhiều tuyến bã ẩm ướt, thường xuyên xảy ra cọ xát và nếu không được giữ sạch sẽ, khô ráo, vùng da này sẽ rất dễ bị vi khuẩn tấn công và hậu quả là hình thành các mụn nhọt. Mụn nhọt ở hậu môn thường rất nguy hiểm, nếu để lâu không điều trị thì hơn 50% trường hợp sẽ xảy ra tình trạng ăn sâu vào da và chuyển thành rò cạnh hậu môn.
Lúc đầu các mụn nhọt xuất hiện như kiểu áp xe, sau đó thì hình thành ổ mủ nhiễm trùng nằm cạnh hậu môn hoặc trực tràng. Tất cả mọi người đều có thể mắc phải bệnh này nhưng những người có sức đề kháng kém như người bệnh tiểu đường, bệnh lao hay người già,... là người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Ai cũng có thể bị nổi mụn nhọt ở hậu môn
Nổi mụn nhọt ở hậu môn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý:
Bệnh áp xe hậu môn: nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ ăn sâu vào da và hình thành rò hậu môn.
Bệnh mụn rộp sinh dục: những mụn nhọt của bệnh này thường là mụn nước và mọc tập trung lại với những kích thước khác nhau. Vài ngày sau đó mụn nước sẽ vỡ ra và để lại các vết loét.
Bệnh sùi mào gà: mụn sùi mào gà không chỉ có ở cơ quan sinh dục mà còn có thể xuất hiện ở quanh vùng hậu môn. Những mụn này thường là những mụn u nhú sần sùi, có hình dạng giống với mào gà, và những người hay quan hệ tình dục qua đường hậu môn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
Cách điều trị mụn nhọt ở hậu môn
Mụn nhọt ở hậu môn hay gần hậu môn sẽ gây nhiều bất tiện, khó khăn cho sinh hoạt của người bệnh, ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày. Do đó mà ngay khi có các dấu hiệu của triệu chứng này như đau, ngứa, chảy mủ vùng hậu môn kèm theo sốt, người bệnh cần đến các phòng khám uy tín để kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt.
Hiện nay, có 2 phương pháp chủ yếu trong việc điều trị mụn nhọt ở hậu môn hay các bệnh liên quan đến hậu môn là phương pháp nội khoa và ngoại khoa, cũng còn tùy vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Chẳng hạn như trường hợp người bệnh bị nổi mụn nhọt được xác định là áp xe hậu môn, nếu trường hợp nhẹ, mụn mới phát chưa có mủ thì sẽ được bác sĩ chỉ định uống thuốc, nhưng nếu đây là ổ áp xe đã phát triển, có thể chuyển thành rò hậu môn thì bác sĩ phải phẫu thuật để mở đường rò.
Bên cạnh đó, để điều trị mụn nhọt ở hậu môn hiệu quả, các bác sĩ phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu 1 khuyên người bệnh nên:
Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau khi đi đại tiện. Đồng thời vệ sinh vùng hậu môn 2-3 lần/ngày bằng thuốc kháng khuẩn, thuốc tím hay nước muối pha loãng và giữ cho vùng này luôn sạch sẽ, khô thoáng.
Thường xuyên thay gạc, tốt nhất là 3 giờ/lần.
Mặc quần áo thoáng mát, sạch sẽ và giữ cho vùng hậu môn luôn khô thoáng. Thay quần áo sạch hàng ngày.
Ăn nhiều rau, củ và trái cây tươi hỗ trợ điều trị mụn nhọt ở hậu môn
Ăn nhiều rau, củ và trái cây tươi. Uống nhiều nước.
Hạn chế tác động đến vùng da bị mụn để tránh gây sưng đau và làm mụn phát triển nặng thêm.
Bệnh tiểu đường hay một số loại thuốc làm giảm miễn dịch có thể là nguyên nhân khiến cho vùng hậu môn bị nổi mụn nhọt, vì thế người bệnh nên kiểm tra xem mình có đang mắc phải các trường hợp này không.
Xem thêm:
Vệ sinh hậu môn sau khi cắt sa búi hậu môn
Điều trị rò hậu môn tại phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một
Trên đây là những thông tin từ các bác sĩ phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu 1 về mụn nhọt ở hậu môn và cách điều trị mụn nhọt ở hậu môn. Nếu bạn còn thắc mắc hãy gọi về đường dây nóng của phòng khám 0908 522 700 hoặc kết bạn qua Zalo 0908 522 700. Nếu không tiện, bạn hãy chọn ngay >>Tư vấn trực tiếp miễn phí<< để được các bác sĩ của phòng khám giúp đỡ tận tình.