Đại tiện ra máu có sao không?
Ngày đăng : 19-12-2017
Đại tiện ra máu hay đi ngoài ra máu thường là dấu hiệu của các tổn thương đại trực tràng, hậu môn hoặc do các vấn đề về ruột, tiêu hóa,... Đại tiện ra máu thường kèm theo các dấu hiệu như sốt, đau bụng khiến người bệnh bị giảm sút sức khỏe và cảm thấy lo lắng. Vậy đại tiện ra máu có sao không?
Đại tiện ra máu có sao không?
Đại tiện ra máu là bệnh mà mọi người trong mọi độ tuổi đều có thể mắc phải. Máu ra khi đi ngoài có thể là máu tươi hoặc máu tươi kèm phân đen. Trong đó, trường hợp người bệnh đi ngoài có máu màu đỏ tươi thường là do ảnh hưởng của những tổn thương ở đại tràng, trực tràng và hậu môn. Trường hợp đi ngoài ra máu kèm phân đen có thể là do chảy máu từ thực quản xuống ruột non hay còn gọi là xuất huyết tiêu hóa.
Đại tiện ra máu là do nhiều nguyên nhân
Cùng xem qua một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đại tiện ra máu:
Táo bón: táo bón là nguyên nhân đầu tiên mà mọi người thường nghĩ tới khi đại tiện ra máu, thường thì táo bón không có triệu chứng nào kèm theo.
Tiêu chảy: máu lẫn trong phân và có chất nhầy, thường xuyên đi ngoài, đau bụng và đau hậu môn khi đi.
bệnh hậu môn: máu tươi lẫn vào phân và giấy vệ sinh. Trường hợp sa búi hậu môn nặng máu có thể nhỏ giọt hoặc chảy thành tia khi đi ngoài. Kiểm tra trực tràng sẽ thấy tĩnh mạch trực tràng giãn và nổi ngoằn ngoèo thành từnng búi, có máu ra theo tay. bệnh hậu môn có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần được điều trị sớm.
Nứt kẽ hậu môn: bệnh này thường đi kèm với tình trạng kiết lị hoặc táo bón, khi đi đại tiện sẽ bị ra máu và đau hậu môn, đau lưng dữ dội.
Ung thư đại tràng: máu thường ra ít và dính theo phân khi đi đại tiện. Có hội chứng bán tắc ruột và khám thấy khối u.
Ung thư trực tràng: bệnh này hay gặp ở người già với triệu chứng chủ yếu là đi ngoài có máu tươi kéo dài, máu ra từng giọt hay từng tia.
Viêm đại trực tràng chảy máu: máu rỉ theo phân lẫn ít mủ.
Nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo: đi đại tiện ra máu kèm theo tình trạng đau quặn bụng dữ dội, máu ra thường là máu đỏ tươi hoặc đen.
Polyp đại, trực tràng: đi đại tiện ra máu tươi từng giọt hoặc chảy thành tia. Có thể thấy polyp nếu soi và chụp đại tràng.
Dị ứng: tình trạng dị ứng sẽ gây xung huyết niêm mạc trực tràng và dẫn đến đại tiện ra máu.
Xuất huyết đường tiêu hóa: xuất huyết dạ dày, tá tràng, nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa,... cũng có thể khiến người bệnh đi đại tiện ra máu với biểu hiện thường thấy là phân đen có mùi đặc trưng.
Sự nguy hiểm của việc đại tiện ra máu
Nhiều người thường chủ quan và xem nhẹ tình trạng đi đại tiện ra máu mà không quan tâm điều trị. Nhưng đi đại tiện ra máu cũng như nhiều căn bệnh khác, nếu không được điều trị sớm sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm mà người bệnh không lường trước được.
Bệnh thiếu máu
Đây là biến chứng đầu tiên mà tình trạng đại tiện ra máu gây ra cho người bệnh.
Nếu mất máu ít, người bệnh chỉ bị hoa mắt, chóng mặt, xanh xao, tay chân toát mồ hôi, tim đập nhanh,...
Nhưng nếu tình trạng mất máu nghiêm trọng, người bệnh sẽ có thể bị tụt huyết áp, mạch đập nhanh, mất ý thức, thậm chí là sốc và bị ngất.
Bệnh ung thư hậu môn trực tràng ác tính
Các bệnh hậu môn trực tràng ra máu tươi nếu không được điều trị kịp thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào ung thư phát triển thành bệnh ung thư hậu môn trực tràng ác tính gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Vì thế, ngay khi bản thân bị đi ngoài ra máu, người bệnh nên đến ngay các phòng khám uy tín để được thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và tiến hành điều trị, tránh để gây ra những hậu quả đáng tiếc chỉ vì sự thiếu cảnh giác của mình.
Những điều nên và không nên khi mắc phải tình trạng đi đại tiện ra máu
Khi mắc phải tình trạng đi đại tiện ra máu, người bệnh nên:
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, đặc biệt là sau khi đi đại tiện.
Đi vệ sinh theo một khung giờ cố định trong ngày.
Tập thể dục đều đặn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Uống nhiều nước.
Uống nhiều nước để tránh đi ngoài ra máu
Ăn nhiều rau củ, trái cây xanh tươi để tránh gây ra tình trạng táo bón.
Luôn có tâm trạng vui vẻ, thoải mái.
Bên cạnh đó người bệnh không nên:
Nhịn đi đại tiện.
Dùng quá sức để rặn (làm nứt kẻ hậu môn).
Đi đại tiện quá lâu.
Đứng hoặc ngồi quá lâu vì sẽ làm những tổn thương ở trực tràng và hậu môn trầm trọng hơn.
Ăn những thực phẩm quá nóng, cay, sử dụng các chất có thành phần kích thích hoặc thức ăn quá lỏng.
Căng thẳng, giận dữ thường xuyên vì sẽ làm niêm ruột co bóp mạnh, máu lưu thông khó dẫn đến những bệnh nguy hiểm ở hậu môn và trực tràng.
Xem thêm:
Qua bài viết đại tiện ra máu có sao không, có thể thấy đại tiện ra máu không hẳn chỉ là một dấu hiệu sinh lý mà đó còn có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Do đó, nếu không may mắc phải tình trạng này, người bệnh nên đến các phòng khám uy tín, có chuyên môn cao để được chẩn đoán và theo dõi điều trị, không nên tự ý mua thuốc về điều trị vì có thể gây ảnh hưởng thêm đến tình trạng bệnh và sức khỏe.
Bạn cần được giúp đỡ, hãy liên hệ ngay hotline 0908 522 700, zalo 0908 522 700 hoặc chọn Bảng tư vấn miễn phí (bên dưới).