PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NGUYỄN TRÃI - THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG | 303 Đại Lộ Bình Dương

  • icon trang chủ phòng khám
  • PK ĐK NGUYỄN TRÃI - THỦ DẦU MỘT

    303 Đại Lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một

    (đối diện tòa nhà Becamex)

Hiện tượng hậu môn bị chảy máu khi đi vệ sinh

Ngày đăng : 18-04-2018

     Hiện tượng hậu môn bị chảy máu khi đi vệ sinh là một trong những triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa, gây ra tác động không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là gì thì không phải ai cũng biết, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài chia sẻ dưới đây đến từ các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng.

 

Hậu môn bị chảy máu sau khi đại tiện có nguy hiểm không?

 

     Theo các chuyên gia chảy máu hậu môn là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào lòng ống tiêu hóa. Khi đó, biểu hiện lâm sàng là chảy máu tiêu hóa trên hay đi cầu ra máu. Hậu môn là đoạn tận cùng của ống tiêu hóa, do vậy khi hậu môn bị chảy máu người bệnh sẽ bị đi ngoài ra máu, thường xuất hiện trong trường hợp chảy máu tiêu hóa có nguyên nhân tại ống hậu môn hay gần ống hậu môn.

 

     Dưới đây là một số bệnh lý gây ra hiện tượng hậu môn bị chảy máu khi đi vệ sinh mà bạn cần lưu ý để có biện pháp ngăn chặn và điều trị kịp thời.

 

      bệnh hậu môn: Đây là bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng xuất hiện khi các tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn quá mức tạo nên những sa búi hậu môn gây đau đớn, viêm sưng hoặc xuất huyết. Chảy máu hậu môn khi đại tiện là triệu chứng điển hình thường gặp khi sa búi hậu môn, máu có thể chảy thành từng giọt hoặc thành tia nếu chậm trễ điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng như thiếu máu, nghẹt sa búi hậu môn, viêm nhiễm hoại tử, thậm chí là ung thư trực tràng….

 

      Nứt kẽ hậu môn: Chính tình trạng táo bón làm người bệnh cố rặn để đẩy phân ra ngoài điều này vô tình làm ống hậu môn sưng phù có thể bị nứt. Khi đó người bệnh sẽ đối mặt với triệu chứng đau hậu môn, hậu môn bị chảy máu khi đại tiện gây đau đớn, khó chịu nếu không điều trị kịp thời.

 

Hậu môn bị chảy máu khi đi vệ sinh khiến nhiều băn khoăn

Hậu môn bị chảy máu khi đi vệ sinh khiến nhiều băn khoăn, lo lắng

 

      Polyp trực tràng và đại tràng: Đều là các căn bệnh có chung một triệu chứng đó là đi đại tiện ra máu, máu có thể chảy từng đợt bất kì lúc nào. Để chẩn đoán chính xác bệnh bằng cách nội soi trực tràng hoặc đại tràng sau đó điều trị bằng cách cắt polyp qua nội soi nếu polyp có cuống và chưa chuyển thành ung thư.  

 

      Viêm loét đại trực tràng: Tuy là căn bệnh hiếm gặp so với các bệnh kể trên tuy nhiên nếu gặp tình trạng hậu môn bị chảy máu khi đi vệ sinh thì khả năng người bệnh cũng có thể mắc bệnh nên bạn cũng không nên chủ quan.

 

      Ung thư trực tràng: Ung thư trực tràng thường gây ra triệu chứng chảy máu hậu môn khi đi đại tiện, máu có thể chảy thành từng giọt hoặc thành tia, hay thậm có còn xuất hiện mủ kèm theo.

 

 

Những lời khuyên hữu ích giúp phòng tránh hậu môn bị chảy máu

 

     Rất nhiều người bị đi ngoài ra máu nhưng chủ quan hoặc e ngại không điều trị sớm, tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo bạn nên hết sức cẩn trọng vì mất máu thời gian dài dễ gây thiếu máu, mất tập trung, suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ ung thư hậu môn, nguy hiểm tính mạng… Do đó, khi phát hiện triệu chứng này không thuyên giảm cần kịp thời thăm khám tại các cơ sở y tế để có giải pháp điều trị.

 

     Ngoài ra, để hạn chế nguy cơ hậu môn bị chảy máu khi đi đại tiện thì bản thân mỗi người cần biết cách chủ động phòng ngừa bằng cách:

 

Để ngăn ngừa tình trạng hậu môn bị chảy máu

Để ngăn ngừa tình trạng hậu môn bị chảy máu nên cân bằng chế độ dinh dưỡng

 

 Tập thói quen đại tiện hàng ngày vào khung giờ cố định, tốt hơn hết là buổi sáng, tránh nhịn đại tiện, ngồi lâu, sử dụng điện thoại, đọc báo, chơi game,… khi đi cầu.

 

 Chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý, bổ sung thêm các loại rau củ quả, trái cây, khẩu phần ăn nên thêm nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất.  

 

 Nhớ uống đủ nước mỗi ngày, tùy vào cân nặng và nhu cầu, nên uống tối thiểu là từ 1,5 -2 lít nước.

 

 Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút cho các bài tập để lưu thông máu đến toàn thân.

 

 Lưu ý không được ngồi nhiều hoặc đứng lâu ở một tư thế, nếu do đặc thù công việc thì mỗi tiếng bạn nên cố gắng đi lại vài phút.

 

Tin tức tham khảo

Chia sẻ trên:

MÔI TRƯỜNG PHÒNG KHÁM HIỆN ĐẠI TIÊN TIẾN