Lượng đường Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?
Ngày đăng : 28-06-2019Đái tháo đường còn gọi là bệnh tiểu đường, một trong những yếu tố quan trọng của nhiều bệnh hiểm nghèo như tai biến mạch máu não, suy thận, bệnh tim mạch, mù mắt, ...Nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh nhằm có những phương pháp điều trị kịp thời là điều cần thiết. Vậy, lượng đường trong máu bao nhiu là bình thường? câu hỏi được đặt ra và nhiều bệnh nhân quan tâm và thắc mắc. Để có thể nắm rõ hơn mời các bạn xem bài viết sau đây nhé.
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường là căn bệnh biểu hiện tăng đường trong máu mãn tính do thiếu insulin (vì tuyến tụy không tiết insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả). Các triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường như khát nước nhiều, thường xuyên đi vệ sinh, mờ mắt..... những triệu chứng này khá mơ hồ, việc dấu hiệu bệnh tiểu đường thì nhiều người khó mà nhận ra rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Nếu không được phát hiện và điều trị thì bệnh tiểu đường sẽ gây ra các biến chứng như thận, mắt, tim, hệ thần kinh, đặc biệt làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân. Đó chính là lý do vì sao việc chẩn đoán bệnh sớm.
Để nhận biệt được bệnh tiểu đường hay không? Chúng ta sẽ đựa trên chỉ số Glucose xác định hàm lượng đường trong máu. Vậy câu hỏi được đặt ra, Thế lượng đường trong máu bao nhiều là bình thường? mời các bạn đoán xem phần tiếp theo.
Lượng đường (Glucose) trong máu bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số Glucose của người bình thường là bao nhiêu?
Glucose còn gọi là đường là nguồn năng lượng chính để nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta hay ăn nạp vào cho cơ thể mỗi ngày. Trong máu của con người luôn có một lượng Glucose nhất định để đảm bảo duy trì cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày: Các chỉ số Glucose trong máu bình thường sẽ được miêu tả cụ thể sau đây:
- Trước khi ăn sáng mức lượng đường Glucose khoảng 90 - 130 mg/dl (tức 5 - 7,2 mmol/l).
- Sau thời điểm ăn sáng 1 - 2 giờ khoảng 180 mg/dl (tức 10 mmol/l).
- Thời điểm trước khi đi ngủ Glucise sẽ là 100 - 150 mg/l (tức 6 - 8,3 mmol/l).
Chúng ta nên sử dụng máy đo chỉ số Glucose thường xuyên theo dõi dựa trên các khung giờ trên để xác định được cơ thể mình có mắc bệnh tiểu đường không?
Chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?
Đối với người bệnh đái tháo đường có chỉ số Glucose cụ thể như sau:
- Nếu đo chỉ số Glucose lúc đói (thời gian khoảng 8 tiếng chưa ăn) cho ra kết quả từ 125 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì chứng tỏ đã mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt lưu ý: Bạn là cần đo 2 lần liên tiếp để đưa kết luận chính xác hơn. Bởi các chỉ sô Glucose đo sẽ không đồng nhất.
- Trong trường hợp bạn đo ra kết quả chỉ số dưới 110 mg/dl (6,1 mmol/l) nên đến bác sĩ để được tư vấn.
- Nếu do chi số Glucose lúc đói trong khoảng 110 - 126 mg/dl (6,1 - 7 mmol/l) thì bạn đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. Tỷ lệ 40% người có chỉ số Glucose như này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 - 5 năm sau. Vì vậy, nếu bạn đang trong khoảng chỉ số này thì bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn và đưa ra phương pháp lộ trình điều trị phù hợp, tránh tình trạng bệnh tiểu đường diễn biến xấu hơn.
Phần trên đã giới thiệu cho các bạn về các chỉ số Glucose của người mắc bệnh tiểu đường. Các bạn cũng cần nắm rõ các chỉ số đo chuẩn xác đồng thời theo dõi các dấu hiểu của bệnh tiểu đường nhằm đưa ra các phương pháp điều trị hoặc chế độ ăn uống hợp lý để tránh mắc bệnh tiểu đường. Và sau đây mình xin chia sẽ với các bạn về đường huyết cho mẹ trong thời kỳ mang thai. Mời các bạn đoán xem.
Chỉ số Glucose phụ nữ trong thời kỳ mang thai bao nhiều là an toàn.
Khi phụ nữ mang thai, lượng máu trong cơ thể của họ cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho hai người, vì thế lượng đường trong máu sẽ bị giảm xuống. Tỷ lệ đường huyết phụ nữ mang thai sẽ thấp hơn so với những người không mang thai.
Dựa trên các nghiên cứu hiện nay, chỉ số Glucose của phụ nư trong thời kì mang thai an toàn là:
- Đường huyết trước khi ăn: 70,9 mg/dL ± 7,8 (3,94 mmol/L ± 0,43).
- Đường huyết sau 1 giờ ăn: 108.9 mg/dL ± 12.9 (6.05mmol/L ± 0.72).
- Đường huyết sau 2 giờ ăn: 99.3 mg/dL ± 10.2 (5.52mmol/L ± .57).
Phụ nữ mang thai bị tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức:
- Đường huyết trước khi ăn: 79 mg/dL (4.4 mmol /L).
- Đường huyết sau 1 giờ ăn: 122 mg/dL (6.8 mmol/L)
- Đường huyết sau 2 giờ ăn: 110 mg/dL (6,1 mmol/L)
Ở trên mình đã chia sẽ các chỉ số Glucose cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai để các bà mẹ có thể lên cho mình một lịch trình chế độ ăn uống có thể cung cấp dinh dưỡng cũng như sức khỏe cho thai nhi. Các bà mẹ cũng cần sử dụng máy đo chỉ số Glucose để theo dõi đường huyết để cân đối dinh dưỡng hợp lý để tranh ảnh hưởng đến sức khỏe và mắc bệnh tiểu đường.
Các bạn có thắc mắc tác hại bệnh tiểu đường sẽ như thế nào không? Sau đây mình sẽ chia sẽ về vấn đề này nhé. Mời các bạn đoán xem phần tiếp theo.
Tác hại bệnh tiểu đường như thế nào?
Khi ở mức bình thường, Glucose là nhiên liệu quý hiếm để tạo năng lượng cho tất cả các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, khi nồng độ tăng lên, glucose không vào được tế bào có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Lượng đường trong máu cao tế bào tuyến tụy giảm khả năng tiết insulin. Để đáp ứng đẩy đủ cho của cơ thể cần thiết, tuyến tụy phải làm việc nhiều hơn cho đến khi bị quá tải và hư hỏng.
Khi đường huyết cao có thể làm cho mạch máu bị xơ đông cứng (xơ vữa động mạch). Các mạch máu bị hư hỏng có khả ảnh hưởng đến các cơ quan trọng như sau:
- Bệnh thận hoặc suy thận.
- Nhồi máu não - đột quỵ não.
- Nhồi máu cơ tim.
- Suy giảm thị lực - mù lòa.
- Suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Rối loạn chức năng cương dương.
- Làm vỡ các dây thần kinh, gây ngứa, đau hoặc giảm cảm giác tê ở bàn chân, cẳng chân và bàn tay
- Làm chậm khả năng lành vết thương, gây viêm loét và phải cắt cụt chân.
- Và một số biến chứng khác...
Các bạn cần duy trì đường huyết ở mức an toàn bằng một chế độ ăn uống khoa học và tích cực vận động thể thao để phòng ngừa và giảm tác hại của bệnh đái tháo đường đối với cơ thể.
Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi có các dấu hiệu bất thường, các bạn cần thăm khám càng sớm càng tốt. Lưu ý, khi kiểm soát tiểu đường bạn nên lựa chọn các địa chỉ thăm khám uy tín để nhanh chóng, kết quả chuẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị hợp lý.
Mọi thông tin mà người bệnh muốn tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị tại phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách gọi điện đến hotline: 0908 522 700 hoặc nhấp vào >> khung chat<< bên dưới để được tư vấn miễn phí nhé.
- Người bệnh nên để lại TÊN và SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung chát, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn.
- Người bệnh nên chát với BÁC SĨ qua khung chát trực tuyến để không tốn chi phí điện thoại.