PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NGUYỄN TRÃI - THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG | 303 Đại Lộ Bình Dương

  • icon trang chủ phòng khám
  • PK ĐK NGUYỄN TRÃI - THỦ DẦU MỘT

    303 Đại Lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một

    (đối diện tòa nhà Becamex)

Mạch của người bình thường là bao nhiêu

Ngày đăng : 21-06-2019

 

 

Đã khi nào bạn tự hỏi mạch của người bình thường là bao nhiêu không? và mạch chậm hay không đều có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Để trả lời câu hỏi trên, cùng các chuyên gia tim mạch tìm hiểu kỹ hơn về nhịp tim của mình trong bài viết sau đây.

 

mạch của người bình thường

 

Nhịp mạch là nhịp đập của động mạch. Mạch và nhịp tim thường bằng nhau. Mạch máu thường được sử dụng để bắt mạch là động mạch quay tại vị trí mặt trước cẳng tay, ngay phía trên nếp cổ tay, về phía ngón cái. Một số mạch máu khác cũng được sử dụng để bắt mạch là động mạch cánh tay, mu chân, chày sau…

 

Mạch của người bình thường là bao nhiêu

 

Mạch khi nghỉ của một người trưởng thành khỏe mạnh sẽ dao động trong khoảng từ 60 - 100 nhịp/phút. Nếu tình trạng nhịp t im nằm ngoài khoảng này được gọi là rối loạn nhịp tim mạch. Nhưng ngoại lệ một số trường hợp như trẻ nhỏ nhịp có thể trên 100 nhịp/phút hoặc các vận động viên thường xuyên tập thể dục thể thao, nhịp tim có thể dưới 60 nhịp/phút nhưng tim vẫn bơm máu điều đặn và hiệu quả. 

 

Bảng số liệu nhịp tim của người bình thường

 

Bảng số liệu nhịp tim của nam giới ở mức bình thường

 

Bảng số liệu nhịp tim của nam giới ở mức bình thường

 

Bảng số liệu nhịp tim của nữ giới ở mức bình thường

 

Bảng số liệu nhịp tim của nữ giới ở mức bình thường

 

 

Nguyên nhân vì sao nhịp tim chậm?

 

Tim là một khối cơ, khi tập aerobic hoặc vận động viện marathon nhiều, tim sẽ càng khỏe mạnh. Điều này có nghĩa là bạn càng khỏe, thì nhịp tim bạn có thể đập bom máu tốt. Ví dụ, một vận động điền kinh ưu tú có thể có nhịp tim khi nghỉ dưới 40 - 50 nhịp/phút.

 

Nhịp tim chậm hơn vì cơ tim khỏe hơn và không phải hoạt động quá vất vả để giữ nhịp đập đều đặn nhằm đẩy máu đi khắp cơ thể.

 

Vậy có nên lo lắng khi nhịp tim nhanh?

 

Nhiều yếu tố có thể làm tăng nhịp tim, từ tập thể dục đến uống quá nhiều đồ uống có caffein. Nhịp tim cũng có thể tăng nếu bạn bị sốt hoặc bị cường tuyến giáp trạng. Thường xuyên sử dụng thuốc và các loại ma túy cũng có thể khiến tim “chạy marathon”. Nhưng theo các bác sĩ thì nguyên nhân phổ biến nhất là căng thẳng và lo lắng.

 

  • Tim đập nhanh trong thời gian ngắn thì tình trạng không đáng lo ngại. Vì trong khoảng thời gian ngắn chưa ảnh hưởng đến tim mạch.

  • Nếu tình trạng tìm hoạt động có nhịp tim nhanh kéo dài sẽ rất nguy hiểm, có thể gây suy tim do tim phải hoạt động quá mức. 

  • Có những trường hợp, tim đập nhanh có thể là triệu chứng của một bệnh tim nghiêm trọng, cần được điều trị sớm. 

Vì vậy, tim là cơ quan trong nhất trong cơ thể, nếu bạn để tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài sẽ rất nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tim mạch, có thể suy tim vì hoạt động quá mức.  Vì thế các bạn không nên chủ quan đến những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhịp nhanh thì mời các bạn đón xem phần tiếp theo nhé.

 

Những yếu tố nào ảnh hưởng tới nhịp tim nhanh?

 

hút thuốc lá gây tình trạng tăng nhịp tim

 

  • Hút thuốc lá: Khi hít phải khói thuốc lá vào sẽ gây ra tác động ngay lập tức lên tim và mạch máu. Hút thuốc sẽ kích thích hệ thống thần kinh tự động. Trong phút đầu của quá trình hút thuốc nhịp tim bắt đầu tăng lên, có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu hút thuốc

 

  • Yếu tố môi trường: Khi nhiệt độ tăng cao, cơ tim sẽ hoạt động bơm máu nhiều hơn một chút, sẽ gây tăng nhịp tim, nhưng sự thay đổi thường không ảnh hưởng nhiều, tăng khoảng 5 đến 10 nhịp/phút. 

  • với những người có triệu chứng sợ độ cao sẽ hoặc những tình huống làm bệnh nhân sợ hãi sẽ tăng nhịp tim đột ngột. Nếu tình trạng tăng nhịp tim liên tục sẽ ảnh hưởng đến tim mạch suy tim. 

  • Hệ thần kinh: Nếu bạn hay bị căng thẳng, lo âu, đột nhiên vui buồn, đó là do yếu tố cảm xúc của não quyết định. Hệ thống thần kinh trung ương sẽ gửi các xung động qua trung tâm tim mạch yêu cầu sự phối của cả tim và các mạch máu để thay đổi huyết áp, tăng cường tưới máu tới các mô đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể... Do đó nhịp tim và huyết áp sẽ tăng đột ngột theo cảm xúc.

 

  • Kiểm soát nhịp thở: Khi hít sâu vào, nếu để ý bạn có thể  cảm nhận thấy nhịp tim của mình chậm lại, sau đó ngay lập tức trở lại bình thường. Còn những người bệnh phổi tắc nghẽn, khi họ có triệu chứng khó thở hoặc thở gấp, thì nhịp tim sẽ tăng cao để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể. Vì vậy những người tập yago sẽ áp dụng phương pháp tập thở điều đặn sẽ điều tiết và kiểm soát nhịp thở ôn định và chậm.

 

  • Kích thước cơ thể: Là trong những yếu tố được nhắc đến, ở những người béo phì, nhịp tim khi nghỉ có thể cao hơn bình thường, vì tim phải hoạt động nhanh cung cấp máu và oxi cho cơ thể đầy đủ, nhưng thường không quá 100 nhịp/phút.

 

  • Thiếu máu, thiếu sắt: Có thể khiến cơ thể mệt mỏi, da nhợt nhạt, móng tay giòn, dễ bị kích thích, tăng nhịp tim.

 

  •  Sử dụng quá nhiều caffeine và chất kích thích: Có thể gây tăng nhịp tim, khó chịu, mất ngủ, kích thích, trầm cảm và mệt mỏi.

 

 

Nhịp tim là một trong những chỉ số phản ánh tình sức khỏe tim mạch của bạn. Vì vậy, khi nhịp tim vượt ngoài giới hạn bình thường chính là lúc bạn nên gặp bác sỹ tim mạch để được kiểm tra sức khỏe, khám và phát hiện kịp thời các bệnh lý tim mạch nếu có. 

 

Mọi thông tin mà người bệnh muốn tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị tại phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách gọi điện đến hotline: 0908 522 700 hoặc nhấp vào >> khung chat<< bên dưới để được tư vấn miễn phí nhé.

 

CHÚ Ý:
Để tránh phát sinh chi phí gói cước điện thoại trong suốt quá trình tư vấn cho người bệnh.
- Người bệnh nên để lại TÊNSỐ ĐIỆN THOẠI vào khung chát, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn.
- Người bệnh nên chát với BÁC SĨ qua khung chát trực tuyến để không tốn chi phí điện thoại.

 

 

Chia sẻ trên:

MÔI TRƯỜNG PHÒNG KHÁM HIỆN ĐẠI TIÊN TIẾN