PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NGUYỄN TRÃI - THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG | 303 Đại Lộ Bình Dương

  • icon trang chủ phòng khám
  • PK ĐK NGUYỄN TRÃI - THỦ DẦU MỘT

    303 Đại Lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một

    (đối diện tòa nhà Becamex)

Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị bệnh chàm

Ngày đăng : 20-06-2019

 

Bệnh chàm là một căn bệnh mạn tính về da. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ngưá ngáy rất khó chịu cho người bệnh, làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và mất tự tin khi ở chỗ đông người.

Cùng tìm hiểu về bệnh chàm cũng như là những nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để biết cách phòng và điều trị bệnh chàm qua bài viết sau đây nhé.

 

Bệnh chàm và phân loại

 

Bệnh chàm là tình trạng viêm da dị ứng gây ngứa, sưng tấy, xuất hiện nhiều mụn nước do cơ thể phản ứng với các tác nhân nội sinh hay ngoại sinh gây ra. Bệnh chàm được phân loại gồm:

 

  • Dạng dị ứng tiếp xúc: Da mẩn đỏ, ngứa, rát và rỉ mủ ở chỗ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như adid, bụi bậm, phấn hoa, mầm bệnh

 

  • Dạng thể đồng tiền: Vùng bị tổn thương có hình tròn hoặc ovan, ban đầu là đám đỏ tiết dịch, có mụn nước, sẩn, các dịch tiết khô lại tạo vảy da do lichen hóa, thường xuất hiện ở mặt duỗi các chi.

 

  • Dạng chàm thể địa: Là dạng chàm thường gặp nhất liên quan đến yếu tố tự miễn của cơ thể đối với tác nhân lạ. Ở trẻ sơ sinh bệnh thường xuất hiện ở mặt trán,vết chàm hai bên cân đối nhau tạo nên tổn thương hình móng ngựa hay hình cánh bướn. Tổn thương có nhiều mụn nước trên bề mặt, chảy dịch tiết, có mủ hoặc đóng vảy tiết. Ở người lớn, tổn thương là những mảng mụn nước, tiết dịch hoặc đóng vảy tiết do lichen hoá, có tính đối xứng hai bên ít hơn. Các nơi bị chàm thường ở các nếp gấp lớn, bàn tay, bàn chân...

 

  • Chàm da dầu : Vị trí thường gặp là những vungd da tiết nhiều chất nhỡn như ở lông mày, quanh mắt, giữa mũi, nếp mũi má, sau tai tạo đám mảng đỏ trên có vảy, vảy mỡ, đôi khi có sẩn trên bề mặt, giới hạn tương đổi rõ, khô.

 

 

Bệnh chàm là gì

 

 

Bệnh chàm tuy không lây nhiễm cho người khác nhưng có thể di truyền cho đời sau. Đặc biết đối với người mắc bệnh nếu không được chữa trị bệnh sẽ lây lan nhanh trên các vùng da của cơ thể gây nhiều tác hại đối với sức khỏe cũng như cuộc sống hằng ngày. Vậy bệnh có nguyên nhân từ đâu.

 

Các nguyên nhân gây bệnh chàm

 

Bệnh chàm có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra được xếp vào 2 nhóm chính là nội sinh và ngoại sinh:

 

Nguyên nhân nội sinh

 

  • Là những nguyên nhân gây ra từ bên trong cơ thể, tác động trực tiếp hoặc gián gây ra bệnh:

 

  • Di truyền: người bệnh chàm có thể là do di truyền từ bố mẹ hoặc ông bà cùng mị mắc bệnh chàm. Thường là do hệ miễn dịch quá mẫm cảm với môi trường.

 

  • Do các bệnh lý như viêm đại tràng, suy thận, xơ gan làm thay đổi cấu trúc sinh lý trong cơ thể gây ra bệnh chàm

 

  • Do rối loạn trong quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, rối loạn quá trình chuyển hóa hoormon.

 

Nguyên nhân ngoại sinh

 

  • Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất đọc hại như lưu huỳnh, thủy ngân, sulfamid, chlorocid, penicillin,...

 

  • Do tiếp xúc với các đồ dùng gây dị ứng hằng ngày như quần áo, chăn màn, khăn,… hoặc ăn phải các thức ăn lạ (không hợp cơ địa) như cá biển, tôm cua. Hay do các loại lông cho mèo, phấn hóa

 

  • Do các tác nhân vật lý từ môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng

 

Tác hại của bệnh chàm

 

Bệnh chàm tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng nếu để bệnh diễn ra lâu dài cũng sẽ gây nhiều tác hại cho cơ thể

 

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn: Các vết chàm gây viêm cùng với dịch tiết là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể như vi khuẩn như staphylococcus aureus gây nhiễm trùng cho da ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.

 

  • Nhiễm virus: Các vùng vết thương chàm gây lở loét cũng là nơi lý tưởng cho các loại virus gây bệnh

 

  • Gây thiếu ngủ: Do người bệnh thường xuyên bị ngứa ngáy và đau rát gây khó chịu, mất tập trung vào giấc ngủ. Tình trạng mất ngủ kéo dài làm cơ thể mệt mỏi, không tập trung được vào công việc

 

  • Mất tự tin: Chàm dị ứng có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của cả người lớn và trẻ em. Các vết chàm trên mặt làm mất thẩm mỹ. Gây ngứa làm người bệnh thường xuyên phải gãi, nhất là ở những chỗ nhạy cảm làm xấu hổ trước mọi người.

 

 

bệnh chàm vi khuẩn

 

 

 

Cách điều trị bệnh chàm

 

Điều trị bằng thuốc tây

 

  • Thuốc uống chống ngứa: Siro Phenergan, Chlorpheniramine, Cetirizine,…

 

  • Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng da: Cephalosporin, Amoxicillin,…

 

  • Thuốc dạng dung dịch: Jarish, Vioform 1%,… dùng để đắp trực tiếp lên vùng da người bệnh chàm- eczema.

 

  • Thuốc mỡ bôi: Cream Synalar-neomycin, Cream Celestoderm-neomycin,… tác động chống viêm nhiễm da, hạn chế lây lan sang vùng da lân cận.

 

 

Điều trị bằng thuốc nam

 

  • Lá ổi: Rửa sạch 300g lá ổi cho vào nồi nước đun sôi rồi đổ ra cho nguội. Dùng nước lá ổi ngâm vùng da bị chàm khoảng 20 – 30 phút, mỗi ngày thực hiện 1 lần.

 

  • Dưa chuột: Lấy 1 quả dưa chuột cắt lác mỏng rồi cho vào ngăn mát của tủ lạnh khoảng 30 phút. Lấy những lác dưa chuột đó đắp trực tiếp lên vùng bị chàm 15 phút và rửa lại bằng nước sạch. Áp dụng 3 – 4 lần/ngày.

 

  • Lá trà xanh: Dùng 100g lá trà xanh, rửa sạch sau đó đun sôi khoảng 10 phút, đổ ra để nguội dùng ngâm vùng da bị bệnh khoảng 20 phút. Trong khi ngâm người bệnh nên lấy tay chà nhẹ nhàng phần da bị chàm bằng nước trà xanh để tăng cường chống viêm nhiễm da. 

 

 

chữa bệnh chàm bằng lá ỏi

 

 

 

Chế độ ăn cho người bị chàm

 

  • Nên ăn các loại thực phẩm giàu Probiotic như sữa chua, sữa, phô mai mềm lên men,các loại thực phẩm có tính chống viêm như rau có lá xanh đậm, cá biển, đậu nành,…

 

  • Người bệnh chàm nên bổ sung các loại vitamin costacs dụng tăng sức đề kháng như Vitamin C (cam, bưởi, dâu tây), vitamin E (hạt hướng dương, bơ), khoáng vi lượng kẽm (thịt nạc đỏ, hạt bí);…

 

  • Dùng mật ong vì có tính kháng khuẩn cao, bệnh nhân có thể dùng uống hoặc thoa trực tiếp lên vùng da bị chàm.

 

  • Người bệnh cần tránh những loại thực phẩm gây di ứng như đậu phộng, các loại hải sản, các loại nội tạng động vật

 

  • Không sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê

 

Việc hiểu rõ hơn về bệnh chàm cũng như các nguyên nhân gây ra bệnh  sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc phòng và điều trị bệnh chàm. Từ đó luôn có một cơ thể khỏe mạnh và tự tin trong cuộc sống.

 

 

 

Mọi thông tin mà người bệnh muốn tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị tại phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách gọi điện đến hotline: 0908 522 700 hoặc nhấp vào >> khung chat<< bên dưới để được tư vấn miễn phí nhé.

 

CHÚ Ý:
Để tránh phát sinh chi phí gói cước điện thoại trong suốt quá trình tư vấn cho người bệnh.
- Người bệnh nên để lại TÊNSỐ ĐIỆN THOẠI vào khung chát, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn.
- Người bệnh nên chát với BÁC SĨ qua khung chát trực tuyến để không tốn chi phí điện thoại.

 

 

 

 

Chia sẻ trên:

MÔI TRƯỜNG PHÒNG KHÁM HIỆN ĐẠI TIÊN TIẾN