Tầm soát chỉ số HbA1c đúng cách sẽ ngăn chặn bệnh tiểu đường hiệu quả
Ngày đăng : 21-06-2019
Chỉ số HbA1c là mục tiêu của điều trị bệnh đái tháo đường nhiệm vụ giữ cho bệnh nhân có mức chỉ số đường huyết ổn định tốt nhất nhằm ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Một trong những chỉ số giúp bác sĩ tầm soát mức độ ổn định đường huyết là chỉ số HbA1c. Do đó xét nghiệm chỉ số HbA1c là điều cần thiết đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Vậy tầm soát chỉ số HbA1c ổn định sẽ ngăn chặn bệnh tiểu đường hiệu quả. Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây nhé.
Chỉ số HbA1c là gì?
Xét nghiệm HbA1c hoặc A1c (glycohemoglobin) là xét nghiệm máu giúp kiểm tra lượng đường glucose gắn liền với hemoglobin trong tế bào hồng cầu. Sự kết hợp của hemoglobin và glucose sẽ tạo ra một lớp đường bao bọc xung quanh hemoglobin, khi lớp bao bọc này càng dày lên thì lượng đường trong máu sẽ tăng thêm. Xét nghiệm HbA1c quá trình là đo mức độ dày của lớp vỏ đường này. Những người mắc bệnh tiểu đường sẽ làm tăng lượng đường trong máu có lượng glucose bao bọc hemoglobin nhiều hơn bình thường.
Các xét nghiệm định lượng HbA1c kiểm tra chẩn đoán lượng đường trong máu trong thời gian dài của người bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường. Hầu hết các bác sĩ đều áp dụng phương pháp HbA1c chẩn xác tốt nhất để xem xét quá trình của một người mắc bệnh đái tháo đường 1 - 2 tháng diễn biến như thế nào?.
Thông thường, các xét nghiệm đường huyết tại nhà chỉ đo mức độ glucose trong máu tại thời điểm nhất định. Nhưng lượng đường trong máu có thể thay đổi liên tục trong ngày với nhiều lý do như:
- Sử dụng thuốc uống đặc trị
- Chế độ luyện tập
- Chế độ ăn uống
- Mức độ insulin trong máu của cơ thể.
- Và một số yếu tố khác...
Dựa trên các thông tin trên có thể thấy rằng, xét nghiệm HbA1c cho ra nhiều thế mạnh và ưu điểm hơn có thể theo dõi quá trình sinh hoạt ăn uống và luyện tập trong thời gian 1 - 2 tháng thậm chí 3 tháng. Nhằm đưa ra kết luận quá trình chế độ điều trị bệnh tiểu đường có hiểu quả hay k? hoặc việc kiểm soát đường huyết có tốt chưa?. Để bác sĩ có thể nắm rõ tình hình và đưa ra các hướng điều trị hiệu quả hơn.
Khi nào cần xét nghiệm HbA1c?
Tùy trường hợp bạn mắc tiểu đường ở giai đoạn nào và kiểm soát đường huyết của bạn có ổn định không? thì bác sĩ sẽ khuyến nghị xét nghiệm HbA1c. Trường hợp bạn không kiểm soát được lượng đường huyết. Thì bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm HbA1c để theo dõi dài hạn bệnh tiểu đường. Để bác sĩ kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện giảm lượng đường cho ổn định lại. Thông thường mỗi năm có thể bạn tiến hành 2 – 4 lần xét nghiệm.
Khi bạn nghi ngờ có thể mắc bệnh tiểu đường, thường xuyên xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng tăng đường huyết thì bạn có thể đến các trung tâm uy tín và thử xét nghiệm HbA1c.
Một số dấu hiệu và triệu chúng bệnh tiểu đường như sau:
- Tăng khát nước, đi tiểu nhiều trong ngày.
- Người luôn ở trạng thái mệt mỏi và đói.
- Vết thương khó lành, dễ bị nhiễm trùng.
- Sụt cân bất thường.
- Thị lực sẽ giảm dần.
- Tay chân thường xuyên bị tê bì.
- Và một số triệu chứng khác...
Chỉ số HbA1c bao nhiêu là ổn định.
Thông thường chỉ số HbA1c chiếm khoảng 4 - 6% trong toàn bộ hemoglobin.
Khi chỉ số HbA1c tăng trên 1% tương ứng thì giá trị đường huyết tăng lên tương đương 30mg/dl hoặc 1.7Mmol/L.
- Khi chỉ số HbA1c > 10% cho thấy đường huyết của bạn trong thời gian dài tầm soát kém.
- Khi HbA1c < 6.5% cho thấy đường huyết của bạn kiểm soát tốt.
Sau đây là bảng chỉ số mục tiêu được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu riêng biệt của từng cá nhân:
Tầm quan trọng của chỉ số HbA1c trong kiểm soát đường huyết
Chỉ số HbA1c có thể xét nghiệm ở bất kỳ thời điểm nào.
Chỉ số HbA1c tỷ lệ thuận với nồng độ đường trong máu và không bị ảnh hưởng với các yếu tố làm thay đổi bất thường.
Mặc dù chỉ số HbA1c không dự đoán trước được những biến chứng của bệnh nhưng có thể hỗ trợ người bệnh kết quả chẩn xác lượng đường trong máu trước đó và có thể điều chỉnh hướng điều trị giảm lượng đường trong máu hiệu quả.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia nghiên cứu, người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể giảm chỉ số HbA1c xuống 1% thì cũng giảm các biến chứng sau:
- Giảm 1% HbA1c tương đương 20% nguy cơ bị đục thủy tinh thể
- Giảm 1% HbA1c tương đương 15% khả năng bị suy tim.
- Giảm 1% HbA1c tương đương 45% nguy cơ tắt nghẽn ngón tay chân hoặc tử vong do bệnh mạch máu ngoại biên.
Giảm chỉ số HbA1c bằng cách nào?
Người bệnh tiểu đường có thể đạt được mục tiêu giảm chỉ số HbA1c không phải là một việc dễ dàng, đòi hỏi người bệnh có sự kiên trì chế độ kiểm soát với những thay đổi hoàn toàn về lối sống. Điều quan trong bạn phải cần có những kiến thức am hiểu đến lượng đường trong máu của các thực phẩm, lượng calorie, thời gian ăn,chế độ luyện tập thể dục và giấc ngủ điều đặn. Sau đây một số lời khuyên có thể giúp bệnh nhân áp dụng giảm được chỉ số HbA1c.
Chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý
- Rau xanh - củ quả loại thực phẩm luôn được ưu tiên trong quá trình điều trị và cung cấp dưỡng đầy đủ nhưng có chỉ số đường thấp như bưởi, táo, lê…
- Ăn thịt cá có Axit béo omega-3-6-9 là dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Một số loại các giàu omega: Cá hồi, cá thu,cá ngừ.... cần ăn 2 lần/tuần. Ngoài ra, omega-3 còn có trong các loại củ quả như: quả óc chó, các món rau trộn, hạt lanh…
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường có trong bánh kẹo, đồ uống ngọt…
- Hạn chế ăn các loại chất béo bão hòa như da, mỡ động vật...
Kiểm soát lượng calo hàng ngày
Hầu hết chúng ta tiêu thụ lượng caloria cần thiết dẫn đến dư thừa caloria. Calo dư thừa là nguyên nhân dẫn đến nhiều phát sinh vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Thường chế độ ăn cho người tiểu đường khoảng từ 1500 – 1800 caloria là an toàn. Những người có chế độ ăn uống có lượng caloria hợp lý sẽ một cuộc sống lành mạnh, sức khỏe ổn định và tuổi thọ kéo dài hơn nhiều so với người khác.
Bữa sáng là cần thiết - không bỏ bữa.
Sau một đêm nghĩ ngơi. Dường như có thể tiêu hóa toàn bộ hết năng lượng. Một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng lành mạnh giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết. Bữa ăn cần kèm theo nhiều rau xanh chứa chất xơ, chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu năng lượng. Bổ sung thêm protein trong các loại thịt nạc, cá, sữa,…
Tập thể dục có thể giảm HbA1c
Bệnh nhân tiểu đường thường xuyên tập thể dục như chạy bộ, đạp xe, bơi lội và các môn thể thao khác có thể làm giảm sự đề kháng insulin và giúp quá trình vận chuyển glucose vào cơ diễn ra thuận lợi. Khi lượng đường trong máu giảm thì chỉ số HbA1c sẽ giảm theo. Tập thể dục còn giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn và thể chất và tinh thần cải thiện, giảm stress. Thời gian tập thể dục khuyến khích khoảng từ 45 – 60 phút/ngày.
Với những thông tin về chỉ số HbA1c và cách giảm chỉ số HbA1c bằng cách nào? trên cũng giúp các bạn hiểu rõ hơn cách tấm soát bệnh tiểu đường và cải thiện được sức khỏe. Những Nếu bạn để chỉ số HbA1c tăng cao nếu không phát hiện và kịp thời khắc phục sẽ có nhiều biến chứng bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tim mạch. Vì vậy, khi có các dấu hiệu bất thường, các bạn cần đến các trung tâm thăm khám càng sớm càng tốt. Lưu ý, khi kiểm soát và theo dõi các chỉ số cholesterol bạn nên lựa chọn các địa chỉ thăm khám uy tín để nhanh chóng, kết quả chuẩn đoán chính xác và lời khuyên bác sĩ có phương pháp điều trị khoa học và hợp lý.
Mọi thông tin mà người bệnh muốn tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị tại phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách gọi điện đến hotline: 0908 522 700 hoặc nhấp vào >> khung chat<< bên dưới để được tư vấn miễn phí nhé.
- Người bệnh nên để lại TÊN và SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung chát, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn.
- Người bệnh nên chát với BÁC SĨ qua khung chát trực tuyến để không tốn chi phí điện thoại.