Thực đơn phong phú cho người có đường trong máu cao.
Ngày đăng : 01-07-2019
Hiện nay, rất có nhiều người bị bệnh tiểu đường tăng cao, nhất là những người có độ tuổi trung bình 40 tuổi. Việc chăm sóc sức khỏe và có một chế độ ăn uống hợp lý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, chất lượng đảm bảo cân bằng huyết áp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Nếu lượng đường trong máu cao nên ăn gì? là câu hỏi được nhiều người bệnh nào cũng quan tâm và biết đến để bảo vệ và duy trì sức khỏe bản thân.
Trước tiên khi đến thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần được xây dựng để cung cấp đủ để nạp cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định. Chúng ta sơ lượt qa một vài thông tin về đường huyết nhé.
Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose trong máu. Nồng độ glucose trong máu sẽ thay đổi liên tục theo từng phút. Đây là một chỉ số quan trọng để góp phần đánh giá cho bệnh đái tháo đường.
Chỉ số nồng độ Glucose trong máu rất quan trọng đối với những người tiểu đường. Vì vậy bạn cần nắm được những thực phẩm có thể cung cấp ít glucose mà vẫn cung cấp đầy dủ dinh dưỡng cho cơ thể. Để biết những thực phẩm nào tốt cho những người bệnh tiểu đường mời các bạn xem phần tiếp theo nhé.
Người bệnh đái tháo có lượng đường trong máu cao nên ăn gì?
Người có lượng đường trong máu cao nên lựa chọn cho mình những thực phẩm có chỉ số nồng độ glucose thấp hoặc trung bình. Việc bạn ăn gì, uống gì điều ảnh ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu của bạn. Vì thế, để có lượng đường trong máu ở định, bạn cần tham khảo một số thực phẩm dưới đây.
Nhóm thịt cá: Người bệnh đái tháo đường nên nhiều thịt nạc, ăn cá, thịt gia cầm k ăn da, thịt lọc bỏ mỡ kèm theo các loại đậu ... có thể chế biến đơn giản nhiều cách như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
Nhóm chất béo: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa luôn được ưu tiên cho chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành,olive, vừng, dầu cá, mỡ cá...
Nhóm rau củ: Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau nhiều hơn trong thực đơn hơn, bạn có thể chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng hạn chế sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.
Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi hoặc nước ép trái cây uống, nhưng người bệnh tiểu đường cần lựa chọn những loại hoa của có lượng đường ít.
Nước lọc: Việc uống nhiều nước lọc làm loãng giảm bớt lượng đường trong máu. Theo chỉ định của các chuyên gia bạn nên sử dụng nước lọc liền hai ly nước lớn và chờ 3 phút uống ly nước thứ ba sẽ khiến bạn đi tiểu. Đây là cách áp dụng nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu.
Trà xanh: Là loại nước uống có công dụng thanh lộc cơ thể, giảm huyết áp, giảm stress. Đặc biệt trà xanh còn giúp hạ đường huyết nhanh chóng. Theo nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn uống trà xanh thường xuyên sẽ giúp cho lượng đường trong máu giảm xuống 30mg/dL. Thay vì bạn uống cốc bia hay nước ngọt thì bạn thay vào đó là một tách trà xanh mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.
Giấm: Người bị tiểu đường có thể sử dụng giấm pha trộn giấm kết hợp với các loại rau ăn cho thực đơn ăn dậm, rất tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Bơ đậu phộng: Đây là thực phẩm giúp hạ đường huyết trong máu. Bạn ăn liền 2 muỗng bơ đậu phộng, lượng đường huyết trong máu sẽ hạ xuống khoảng 40mg/dL. Đặc biệt lưu ý: Người bệnh không nên ăn bơ đậu phộng kết hợp với bánh quy hoặc bánh mì vì nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu lên nhanh.
Hạnh nhân - quả bồ đào: Khi lượng glucose trong máu cao. Ban hãy ăn một ít hạnh nhân hoặc quả bồ đào. Hai loại quả này sẽ giúp giảm lượng đường trong máu nhanh chóng.
Bạn cần kết hợp chế độ ăn uống và chế độ thể thao vận động phù hợp như chạy bộ, đạp xe hoặc một số động tác uốn dẻo giúp bạn kiểm soát được lượng đường trong máu.
Cũng theo Viện dinh dưỡng quốc gia, Các nhà nghiên cứu tỷ lệ giữa các thành phần trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ:
- Protein: Lượng protein đạt chuẩn 0,8g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng trong 1 khẩu phần ăn.
- Lipit: Tỷ lệ chất béo trong khoảng 25% tổng số năng lượng của 1 khẩu phần, không nên vượt quá 30%. Áp dụng điều này giúp bạn ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả
- Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp đạt khoảng từ 50 - 60% tổng số năng lượng trong 1 khẩu phần của người bệnh tiểu đường.
Với thực phẩm tốt cho những người tiểu đường trên các bạn cũng cần lưu ý giảm hoặc cắt phần ăn của các thực phẩm làm tăng hàm lượng glucose cho cơ thể. Mời các bạn xem tiếp.
Người bệnh tiểu đường nên kiêng gì?
- Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, ăn gạo trắng, bánh mì, miến, các loại củ nướng cung cấp nhiều chất tinh bột, nên người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải hạn chế.
- Cần hạn chế các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe cho người bệnh tiểu đường.
- Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt mỡ, phủ tạng động vật, các loại da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga...
- Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả... bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
Các phần trên đã giới thiệu cho các bạn về các thực phẩm nên ăn và kiêng thì những người mắc bệnh tiểu đường cũng cần nắm rõ các nguyên tắc và chế độ sinh hoạt của mình để duy trì sức khỏe ổn định và tránh tăng đường huyết đột ngột. Xin mời các bạn xem phần tiếp theo nhé.
Nguyên tắc vàng trong ăn uống đối với người bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn gì? Cần tuân thủ theo sự tư vấn và chỉ định nhất định của bác sĩ. Bên cạnh đó bạn cần nắm rõ rành mạch các nguyên tắc vang để tránh đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường bằng các nguyên tắc sau:
- Bạn cần chia phẩu phần ăn ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
- Bạn cần lên lịch chế độ ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no.
- Sau khi ăn bạn cần vận động nhẹ, tránh nằm hoặc ngồi một chỗ. Cần tăng cường thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
- Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày.
Với những nguyên tắc cơ bản trên, Người bệnh áp dụng vào chế độ ăn uống hoạt động của mình hy vọng sẽ giúp bạn có một sức khỏe ổn định nhất. Để điều trị và khám bệnh tiểu đường hiệu quả, người bệnh có thể đến thăm khám để nhận được sự chia sẽ và hỗ trợ của các bác sĩ chuyên ngàng.
Mọi thông tin mà người bệnh muốn tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị tại phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách gọi điện đến hotline: 0908 522 700 hoặc nhấp vào >> khung chat<< bên dưới để được tư vấn miễn phí nhé.
- Người bệnh nên để lại TÊN và SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung chát, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn.
- Người bệnh nên chát với BÁC SĨ qua khung chát trực tuyến để không tốn chi phí điện thoại.